Tạo đà chuyển biến trong quản lý trật tự đô thị

(LĐTĐ) Từ trước đến nay, công tác quản lý trật tự đô thị là việc làm thường xuyên, liên tục của chính quyền các địa phương. Dù đã rất nỗ lực, song tại không ít nơi, chỉ cần các lực lượng chức năng rút đi, những hành vi vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh lại tiếp tục tái diễn. Thời gian gần đây, từ khi việc xử lý vi phạm được gắn liền với phòng, chống dịch Covid-19, công tác quản lý đô thị đã có những chuyển biến tích cực.
Hà Nội tiếp tục thí điểm mô hình Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp quận, huyện, thị xã Siết chặt quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Đống Đa

Nhiều chuyển biến

Từ đầu tháng 5 đến nay, lực lượng chức năng phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thường xuyên ra quân, tuyên truyền, vận động người buôn bán tại phố Mai Động họp chợ đúng quy định, không tràn ra vỉa hè để kê bàn ghế và bày biện hàng hóa.

Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Mai Động Nguyễn Mạnh Hùng, trên địa bàn phường hiện không còn tình trạng hàng bia hơi, quán vỉa hè buôn bán. Tình trạng hàng quán vỉa hè được giải quyết triệt để, không còn xuất hiện kiểu “thò ra, thụt vào” mỗi khi có sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, lãnh đạo phường Mai Động khẳng định, phường đã duy trì hoạt động giám sát, tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người dân ý thức tuân thủ quy định không bán hàng rong, hình thành chợ “cóc”.

Tạo đà chuyển biến trong quản lý trật tự đô thị
Lực lượng chức năng ra quân kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh tuân thủ nghiêm các quy định trong quản lý trật tự đô thị, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Ngay sau khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc xử lý chợ tạm, chợ cóc đảm bảo phòng, chống dịch, ghi nhận tại các chợ “cóc” ở phố Nguyễn Khắc Cần (quận Hoàn Kiếm); chợ tạm Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy); chợ Nguyễn Cao (quận Hai Bà Trưng); chợ cóc ở phố Tôn Thất Thiệp (quận Ba Đình); chợ tạm khu 7,2 ha Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình)... đều đã tạm dừng hoạt động. Các lực lượng chức năng căng dây, cắm chốt, xử lý ngay trường hợp nào bày hàng hóa ra đường để bán hàng. Tương tự, trước đây, chợ “cóc” họp hai bên lề đường thôn Yên Thường (xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) bày tràn lan hàng hóa ra vỉa hè lòng đường, xe máy, ô tô dừng mua hàng đỗ lòng đường đến nay đã thông thoáng.

Trên địa bàn 4 quận trung tâm là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng cũng không còn điểm lấn chiếm lề đường, vỉa hè để bán hàng ăn, trà đá; các hàng quán game, karaoke, bia hơi..., đã tạm dừng hoạt động. Các tuyến phố tập trung nhiều quán bia hơi như: Cửa Bắc, Trấn Vũ (quận Ba Đình), Hàng Vải, Đường Thành, Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm), Tăng Bạt Hổ, Hàng Chuối (quận Hai Bà Trưng), ven hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa)..., các quán bia đã đóng cửa tập trung phòng, chống dịch rất nghiêm túc, trước cửa các quán đều treo biển thông báo tạm dừng hoạt động. Các quán bia trên khu vực phố cổ cũng tuân thủ nghiêm quy định, đóng cửa chờ khi có chỉ đạo mới của Thành phố.

Theo Thượng úy Vũ Trần Trung - Phó Trưởng Công an phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, trước đây, trong các đợt ra quân, kiểm tra xử lý vi phạm trật tự đô thị thường xuyên xảy ra tình trạng “đối phó”, chỉ cần các lực lượng chức năng rút đi, những hành vi vi phạm trật tự đô thị, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh lại tiếp tục tái diễn. Tuy nhiên, từ khi việc xử lý vi phạm trật tự được gắn liền với việc phòng, chống dịch Covid-19, công tác trên đã có những chuyển biến tích cực.

Dẫn chứng về việc này, Thượng úy Vũ Trần Trung cho biết, trên địa bàn phường Trung Văn hiện có một số “điểm nóng” về vi phạm trật tự đô thị tại các tuyến đường Vũ Hữu, Lương Thế Vinh, Tố Hữu, Trung Văn... Từ khi dịch Covid-19 tái bùng phát, đặc biệt là thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, lực lượng chức năng phường đã thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhờ phối hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị khu dân cư, tổ chức đoàn thể và người dân trong khu vực, đến thời điểm này, tình trạng trật tự đô thị đã từng bước đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch.

Nỗ lực duy trì kết quả đạt được

Từ trước đến nay, công tác quản lý trật tự đô thị luôn là một trong những bài toán khó đối với bất cứ địa phương nào, do nền “kinh tế vỉa hè” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Thủ đô. Khi các lực lượng chức năng làm mạnh, làm quyết liệt, người dân càng có nhiều cách đối phó.

Tại nhiều nơi, khi có mặt các lực lượng chức năng, người dân tuyệt nhiên không dám vi phạm. Thế nhưng, chỉ cần các lực lượng chức năng rút đi, vi phạm lại bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, sự thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương khiến vấn đề này rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc. Vì thế, không ít người đã không còn dám tin tưởng vào mục tiêu, mục đích của các chiến dịch, các kế hoạch lập lại trật tự đô thị.

Thực tế, sau hơn 3 năm đồng loạt thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” và hàng loạt các chiến dịch lập lại trật tự đô thị trước đó, kết quả đạt được đáp ứng nhiều mục tiêu nhưng vẫn chưa như kỳ vọng, đặc biệt là việc xử lý tình trạng chợ “cóc” họp trên đường giao thông tại các khu vực ngoại thành. Đâu đó trên các tuyến phố vẫn còn những “hạt sạn” lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, nhất là dịp cuối tuần, dù công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị vẫn được chính quyền địa phương thực hiện thường xuyên nhưng chưa hiệu quả.

Tại một số nơi, một số thời điểm, việc ra quân xử lý vi phạm vẫn còn nhằm mục đích đối phó với dư luận. Tuy nhiên, đến nay, chỉ sau một tháng cao điểm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch, với sự quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, những bất cập trên dần được khắc phục.

Nhằm phát huy các kết quả đạt được trong quản lý trật tự đô thị, mới đây Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đảm bảo triển khai các biện pháp đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo đảm trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn quản lý trong đó nhấn mạnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định về đảm bảo hành lang an toàn giao thông, bảo đảm trật tự đô thị, trật tự công cộng.

Văn bản nêu rõ, tuyên truyền theo chủ đề, không sử dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán sai quy định, không treo móc vận dụng lấn chiếm khoảng không, không họp chợ trái phép, không trông giữ phương tiện sai quy định... “Đối với các tập thể, cá nhân đã bị kiểm tra, xử lý nhiều lần, có biểu hiện chây ỳ thì tiến hành vận động, tuyên truyền theo dạng cá biệt, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và đề xuất chính quyền địa phương thu hồi giấy phép kinh doanh”, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 197 Thành phố nêu rõ.

Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đô thị cho rằng, đây sẽ là “thời điểm vàng” để tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý trật tự đô thị. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp và khó lường nên công tác phòng, chống lây lan của dịch sẽ là vấn đề được thực hiện thường xuyên, liên tục. Do đó, cần tranh thủ sự đồng thuận của người dân để tạo chuyển biến về nhận thức, thói quen kinh doanh, buôn bán vỉa hè, phát huy tối đa tư tưởng, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong việc quản lý trật tự đô thị./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động