Tập trung cao độ giúp huyện Ba Vì khai thác tốt tiềm năng để "bật lên"

Cho rằng Ba Vì là một huyện đặc thù, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, Thành phố cần tập trung cao độ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho Ba Vì, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, các di tích lịch sử, văn hóa... để tạo sức bật cho địa phương này phát triển.
Tiếp tục đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn của dịch Covid-19 Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng, chống Covid-19 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp

Sáng 16/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm việc với lãnh đạo chủ chốt huyện Ba Vì về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua và những định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Vì cho biết, năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng huyện đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được kết quả tích cực. Nổi bật là việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo ông Hưng, huyện Ba Vì đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Với phương châm quyết liệt, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân, nâng cao vai trò tự quản, tự chủ, tự phòng ngừa của người dân, từng gia đình, lấy phòng là chính, huyện Ba Vì đã thực sự là vùng xanh trong phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, 98,27% người dân trên 18 tuổi đã được tiêm vắc xin mũi 1 và gần 90% đã tiêm mũi 2. Huyện cũng đã có kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tổ chức tiêm cho người từ 12-17 tuổi.

Đáng chú ý, từ ngày 8/11, huyện Ba Vì triển khai thí điểm cho học sinh khối lớp 9 trên địa bàn trở lại trường học. Ông Hưng cho biết, đã có 34/35 trường cho học sinh đến trường, với 3.888 học sinh. "Riêng trường Vạn Thắng, lãnh đạo địa phương xin cho học sinh nghỉ học để phục vụ xét nghiệm tại cộng đồng", ông Hưng nói và khẳng định, sau 1 tuần thực hiện, các trường đều thực hiện nghiêm túc, bảo đảm an toàn tuyệt đối, học sinh đều phấn khởi và chấp hành tốt quy định khi đến trường; luôn sẵn sàng các biện pháp xử lý khi trong trường học có ca mắc Covid-19.

Những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch bệnh là điều kiện để huyện Ba Vì duy trì ổn định sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Ông Hưng cho biết, giá trị sản xuất năm 2021 ước đạt 26.080 tỷ đồng, bằng 85% so với năm 2020. Thu ngân sách đạt gần 303 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch Thành phố giao. Chi ngân sách đạt 3.488 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực; tổng diện tích gieo trồng 3 vụ đạt 101% kế hoạch; có thêm 16 doanh nghiệp và 125 hộ kinh doanh đăng ký mới; 17 làng nghề trong huyện tiếp tục được khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất…

undefined
Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng báo cáo tại buổi làm việc.

Về xây dựng nông thôn mới, ông Đỗ Mạnh Hưng thông tin, 30/30 xã trên địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 1 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Huyện cũng đã chỉ đạo đánh giá, phân hạng 54 sản phẩm OCOP năm 2021 đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, nâng tổng số lên 101 sản phẩm. Việc triển khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện đến nay đã cơ bản hoàn thành. Trên địa bàn đã có 27/31 xã, thị trấn được cấp nước sạch, tỷ lệ hộ dân đạt 91%. Công tác đầu tư xây dựng được chỉ đạo triển khai quyết liệt, đến nay đã giải ngân được 1.554 tỷ đồng, đạt 65%. Công tác văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Ba Vì cũng nêu những tồn tại, hạn chế và đề ra những định hướng, mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. Từ những vấn đề thực tiễn, huyện Ba Vì kiến nghị, đề xuất 9 nội dung, mong muốn Thành phố quan tâm, tạo điều kiện cho địa phương phát triển. Đáng chú ý là những nội dung liên quan đến Quy hoạch vùng huyện và Quy hoạch sử dụng đất, bổ sung Khu công nghiệp 300 - 500 ha thuộc xã Phú Cường, Tản Hồng và 1 cảng sông tại xã Tản Hồng; đồ án quy hoạch phân khu các khu du lịch trên địa bàn, khu du lịch Hồ Suối Hai. Bên cạnh đó, huyện Ba Vì mong muốn Thành phố tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực để huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, cấp nước sạch cho người dân, tôn tạo các di tích lịch sử; đầu tư mạng lưới giao thông của huyện kết nối với các địa phương khác…

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, Ba Vì là một huyện đặc thù, diện tích lớn (chiếm trên 15% diện tích toàn Thành phố) và được chia thành 3 vùng địa hình rõ rệt. Bên cạnh đó, Ba Vì cũng có tiềm năm du lịch rất nổi trội, nhất là các danh lam thắng cảnh, sinh thái; di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh,... là cơ sở quan trọng để có định hướng phát triển cho địa phương.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong những năm qua, sự cố gắng của huyện cùng với hỗ trợ của Thành phố chưa đến nơi, nên huyện chưa bật lên được. "Đây là điểm cần phải rút kinh nghiệm để huyện phải cố gắng, Thành phố cũng phải cố gắng giúp huyện phát triển", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

undefined
Quang cảnh buổi làm việc.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, thời gian tới huyện Ba Vì cần tiếp tục quan tâm, đổi mới công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính và siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu; tăng cường xây dựng Đảng từ huyện đến cơ sở, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ông Đinh Tiến Dũng lưu ý, huyện Ba Vì cần tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, định hướng dư luận, nắm tình hình nhân dân. Đặc biệt, cần chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp theo Chỉ thị 15 và Nghị quyết 15 của Ban Thường vụ Thành ủy, nhất là các vụ việc liên quan đến quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong Vườn quốc gia Ba Vì.

Về phát triển kinh tế - xã hội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Thành phố cần tập trung cao độ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho Ba Vì, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, các di tích lịch sử, văn hóa... để tạo sức bật cho huyện phát triển. Muốn vậy, ngay từ đầu huyện phải quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch thật chặt chẽ.

Ông Đinh Tiến Dũng phân tích, với lợi thế về phát triển du lịch, bên cạnh việc đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, huyện Ba Vì cần đặc biệt quan tâm gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Phát triển du lịch vẫn là mấu chốt của huyện Ba Vì để kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tin tưởng, với sự thống nhất, quyết tâm cao từ huyện đến Thành phố, Ba Vì sẽ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển "bật lên" trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động