Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Với mong muốn tận dụng những phế phẩm của làng nghề như mùn cưa, rơm rạ, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng nấm. Theo bà Hương, so với việc trồng rau và cấy lúa, mô hình trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần.
Cận cảnh mô hình nuôi cá hồi trên núi của người H’Mông tại thị xã Sa Pa Nhân rộng các mô hình hay trong công tác bảo vệ môi trường Huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất nấm Vân Hương trong những ngày giữa tháng 11. Men theo con đường nhỏ, cơ sở sản xuất nấm Vân Hương nằm tại một khu đất rộng bao quanh là những ruộng lúa đang chín vàng. Bên trong xưởng, chúng tôi gặp bà Phạm Khánh Hương đang dùng chiếc dao nhỏ để rạch những bịch nấm hình trụ cao khoảng 20 cm.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Hương cho biết, gia đình bà bắt đầu trồng nấm từ năm 2014, tuy nhiên, phải tới năm 2016, gia đình bà Hương mới quyết định mở rộng quy mô sản xuất. Được sự hỗ trợ của Phòng kinh tế huyện Đông Anh, gia đình đã được hỗ trợ đầu tư một số máy móc phục vụ công việc sản xuất nấm như cabin hấp, nồi hơi, máy đóng bịch… Kể từ khi đầu tư mô hình trồng nấm tới nay, gia đình bà đã có nguồn thu nhập tốt từ nghề trồng nấm.

Hiện tại, cơ sở sản xuất nấm Vân Hương đang sản xuất đa dạng các loại nấm. Các loại nấm được sản xuất gồm có nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. Tùy thuộc vào mùa vụ của mỗi loại nấm mà cơ sở sản xuất nấm Vân Hương nuôi cấy và cung cấp cho thị trường loại nấm đó.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại cơ sở sản xuất nấm Vân Hương:

Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Tận dụng những phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp như rơm và mùn cưa, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh đã tiến hành nuôi trồng nấm để phát triển kinh tế gia đình.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia đình bà Hương tiến hành nuôi trồng 3 loại nấm chủ yếu là nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Từ năm 2016 tới nay, mô hình trồng nấm đã phát huy hiệu quả trông thấy. Hiện tại, cơ sản xuất nấm Vân Hương đã và đang cung cấp các loại nấm tới các chợ dân sinh với giá dao động từ 40 -120 nghìn đồng/kg.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Theo bà Hương, quy trình sản xuất nấm tương đối đơn giản. Rơm và mùn cưa sau khu thu về sẽ được xử lý qua nước vôi trong để loại bỏ nấm mốc, tiếp đến cho vào nồi hấp để tiệt trùng và tiến hành cấy giống.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Sau khi cấy giống khoảng 25 - 30 ngày, người dân sẽ tiến hành rạch bịch và treo nấm lên các dây buộc sẵn.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Với mỗi bịch nấm sẽ cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ 2 tháng – 2,5 tháng.
Thăm mô hình trồng nấm đưa lại thu nhập cao tại huyện Đông Anh
Sau khi được đầu tư nhà lạnh, cơ sở sản xuất Vân Hương có thể sản xuất nấm ngay khi không ở trong mùa vụ.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Kiến tạo không gian sống xanh từ sức mạnh cộng đồng

Với mục tiêu phát triển trở thành đô thị xanh, thông minh và bền vững, nhiều địa phương của Thủ đô Hà Nội đã xây dựng mô hình "Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn". Điều đó đã tạo nên một diện mạo Thủ đô đổi thay ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội.
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

(LĐTĐ) Quyết định 3293/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương với mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ hồi sức, nội khoa, và ngoại khoa.
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, tuyến đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm thành phố về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chật kín dòng phương tiện. Các phương tiện nhích từng đoạn để di chuyển đến cổng chính của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chúng tôi có cơ hội theo chân hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm "Cảm thức Đông Dương", khám phá tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ. Dưới góc nhìn của một người đã dành thời gian dài nghiên cứu về mỹ thuật Đông Dương, mỗi góc nhỏ trong công trình trăm tuổi này đều mang những câu chuyện thú vị.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước sắp kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, người đầu tư sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, talkshow "Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo" diễn ra vào sáng nay (10/11) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo đương đại.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động