Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện

(LĐTĐ) Sáng 10/12, tại Hội trường Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, Tổ công tác giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội năm 2020 đã tiến hành thẩm định chất lượng, chấm điểm cho 30 sản phẩm của 4 quận, huyện bao gồm Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên và Ứng Hòa.
51 sản phẩm của huyện Mê Linh tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Chương trình OCOP: Tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các nhà sản xuất Hàng nghìn sản phẩm OCOP của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ hội tụ tại Thủ đô

Theo chương trình nội dung Kế hoạch và hướng dẫn của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, Chi Cục phát triển nông thôn thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các quận Tây Hồ, Long Biên, Ba Đình và huyện Ứng Hòa đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 3629/QĐ- UBND ngày 08/07/2019 của Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ cho biết, để chương trình mỗi mỗi xã một sản phẩm đi vào hiệu quả, các quận, huyện đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo; Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thành lập tổ giúp việc Hội đồng; Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng và tổ giúp việc Hội đồng; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020 trên địa bàn các quận, huyện.

Cùng đó, tổ chức rà soát các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao, mang nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các vùng miền; tổ chức tập huấn đến các thành viên, tổ giúp việc của Hội đồng và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Đến nay trên địa bàn quận Tây Hồ đề xuất xem xét 10 sản phẩm; quận Long Biên đề xuất 8 sản phẩm; quận Ba Đình đề xuất 02 sản phẩm; huyện Ứng Hòa đề xuất 10 sản phẩm.

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Ông Phạm Xuân Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ phát biểu tại hội nghị

Để hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt kết quả cao, ông Phạm Xuân Tài đề nghị Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố quan tâm, xem xét, hướng dẫn các Quận, Huyện và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thực hiện đạt kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày một phát triển.

Tham dự hội nghị phân loại, đánh giá sản phẩm OCOP, quận Tây Hồ có 3 chủ thể tham gia đánh giá gồm: Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Tổng hợp Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ (xôi chè, xôi ngũ sắc, xôi xéo); Cơ sở bánh trung thu Bảo Phương (Bánh dẻo nhân đậu xanh; Bánh dẻo nhân thập cẩm; Oản đường; Bánh nướng nhân thập cẩm); Công ty Trách nhiệm Hữu hạn chế biến thực phẩm Thanh Hương (Kẹo ChocoLate Tổng hợp; Bánh cuộn Jambon vị thịt nướng; bánh quy Bơ Trứng).

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Sản phẩm xôi Phú Thượng tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Quận Long Biên có 1 chủ thể tham gia đánh giá là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hương Việt Sinh với các sản phẩm: Giò xào; Chả mỡ; Đậu phụ Hương Việt Sinh; Giò gà; Giá đỗ an toàn; Giò Lụa; Suất ăn an toàn; Ruốc heo. Quận Ba Đình có 1 chủ thể tham gia đánh giá là Hộ kinh doanh Bánh cốm Nguyên Ninh với sản phẩm: Cốm tươi xào- Hà Thành; Bánh cốm Nguyên Ninh.

Huyện Ứng Hòa có 3 chủ thể tham gia đánh giá gồm: Hợp tác xã VietGap Đồng Tiến (Bưởi diễn); Hộ kinh doanh Lương Tiến Mạnh (Chả quế; Giò lụa); Cơ sở sản xuất rượu Anh Quỳnh (Rượu ngâm gạo nếp cái hoa vàng; rượu ngâm quả mơ; rượu ngâm ba kích; rượu ngâm táo mèo; rượu trắng; rượu ngâm chuối hột).

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội cho hay, thời gian qua, chương trình OCOP đã nhận được sự hưởng ứng của các quận, huyện của Thành phố.

Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 4 quận, huyện
Tổ công tác tham gia thẩm định chất lượng, chấm điểm sản phẩm OCOP cho 4 quận, huyện.

Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP của Thành phố cơ bản đủ điều kiện để vào các siêu thị trên địa bàn. Đây cũng là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của các quận, huyện. Ông Chí cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới các địa phương tiếp tục rà soát, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện về hồ sơ, thủ tục để trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm Thành phố có thêm 400 sản phẩm được cấp sao.

Cùng đó, ông Chí nhấn mạnh, để chương trình OCOP ngày càng đi vào chiều sâu, Thành phố sẽ tăng cường phối hợp với Đoàn thanh niên; Hợp tác xã; Hội nông dân tổ chức các cuộc hội thảo hướng thanh niên, sinh viên mới ra trường khởi nghiệp tại địa phương, từ đó tìm ra các sản phẩm tiềm năng đưa vào sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế Thủ đô ngày càng phát triển.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Xem thêm
Phiên bản di động