Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh thức công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Khai thác lợi thế về địa danh, bản sắc truyền thống và khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đóng góp khoảng 5,7% GRDP của Thành phố (TP), tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa trong 6 lĩnh vực TP.HCM: Cần 15.000 tỷ đồng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Nhiều tiềm năng

Đề án Phát triển CNVH TP.HCM đến năm 2030 vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) TP phê duyệt, đặt ra mục tiêu ngành CNVH trở thành ngành kinh tế sản xuất, dịch vụ và kinh tế sáng tạo quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh thức công nghiệp văn hóa
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật gắn với sông nước là đặc trưng của vùng đất TP.HCM.

Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh, con người TP.HCM; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa của TP. Có 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu của ngành CNVH TP.HCM gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, thời trang.

Theo UBND TP.HCM, việc phát triển CNVH có nhiều lợi thế như TP có nền văn hóa phong phú và đa dạng với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, nghề thủ công, các lễ hội mới được hồi sinh… Nó cũng được truyền sinh khí bởi sự tăng trưởng của quốc gia dù văn hóa đương đại vẫn còn trong tình trạng yếu ớt và trầm lặng trong truyền thông số, trong phim ảnh, âm nhạc, thời trang...

TP là địa phương giàu tài năng sáng tạo, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, có dân số trẻ và tăng trưởng nhanh, có năng lực sáng tạo tốt. Tại TP đã và đang xuất hiện những cá nhân tài năng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các nhà sản xuất, kinh doanh văn hóa...

Ngoài ra TP cũng là địa phương có thị trường nội địa rộng lớn, dân số trẻ, đây là lớp công chúng có khuynh hướng tiêu dùng văn hóa mạnh và là đối tượng tiềm năng của các ngành CNVH.

Cùng với đó TP có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường trong nước và cạnh tranh khu vực, có khả năng nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất, đầu tư hướng đến thị trường nội địa và quốc tế. Các ngành CNVH có tầm quan trọng vì những giá trị trực tiếp mà nó đem lại cho kinh tế và xã hội, nhưng còn quan trọng hơn nhiều là bởi giá trị gián tiếp của nó khi đã và đang đóng một vai trò căn cốt trong việc nâng cao chất lượng và hình ảnh của du lịch văn hóa, cải tiến thương hiệu và sự hiểu biết số hóa trong lĩnh vực sản xuất, giúp tái định vị Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng như một xã hội đổi mới và tiến bộ.

Tuy nhiên phát triển CNVH ở TP.HCM cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn như các mô hình quản lý và đầu tư chưa phù hợp, các ngành CNVH hiện nay mới chỉ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, mô hình bán công nghiệp. Trong khi đó, chưa có các cơ chế thích hợp cho sự phát triển CNVH, hiện tượng xâm phạm bản quyền tràn lan và công tác quản lý bản quyền, thu thập phí bản quyền kém hiệu quả.

Cùng với đó là việc thiếu kết nối mạng lưới, thiếu các tổ hợp sáng tạo, mức độ xúc tiến thị trường lao động thấp. Thị trường nội địa và quốc tế cho các ngành CNVH còn chưa phát triển, phần lớn các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ văn hóa đang có giá trị thấp…

Gia tăng đóng góp GRDP

Theo UBND TP.HCM, từ nay đến năm 2025, TP phấn đấu trở thành trung tâm CNVH của cả nước và khu vực. Các ngành: Nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh và triển lãm trở thành ngành dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm CNVH của khu vực Đông Nam Á. Tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, có nhiều giá trị đóng góp vào GRDP như quảng cáo, thời trang, triển lãm, điện ảnh, du lịch văn hóa. Doanh thu của các ngành CNVH đóng góp khoảng 5,7% GRDP của TP.HCM, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn phát triển ngành CNVH TP.HCM đến năm 2030 là 14.668 tỷ đồng gồm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa; hỗ trợ xây dựng các mô hình đầu tư và kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; xây dựng sản phẩm, thương hiệu và thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại, hợp tác phát triển các ngành CNVH; tổ chức quản lý, điều hành và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực CNVH. Trong đó ngân sách Nhà nước là 9.615 tỷ đồng, còn lại xã hội hóa.

Để Đề án sớm triển khai và phát huy hiệu quả, UBND TP.HCM xác định một số nhóm công việc trọng tâm như tuyên truyền nâng cao nhận thức về CNVH; hoàn thiện cơ chế, chính sách trong đó có phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đánh thức công nghiệp văn hóa
TP.HCM là nơi nơi thu hút du khách trong và ngoài nước, trong đó có nhiều nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

TP sẽ hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tổ chức thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của ngành văn hóa; hỗ trợ công trình tác phẩm có giá trị và tính sáng tạo cao, kế hoạch phát triển nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ ngành CNVH của TP.

Ngoài ra TP cũng sẽ xây dựng các chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành CNVH sẵn có lợi thế, tiềm năng như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thời trang, thủ công mỹ nghệ, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa…

Đối với việc phát triển thị trường, TP.HCM sẽ đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ văn hóa; nghiên cứu thành lập Trung tâm phát triển CNVH TP.HCM gắn với mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.

Đáng chú ý là giải pháp để huy động nguồn kinh phí thực hiện đề án, TP sẽ huy động, khuyến khích nguồn kinh phí, nguồn vốn xã hội hóa đầu tư, nhất là từ Nghị quyết 98 của Quốc hội. Nguồn vốn có được sẽ đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa hiện đại; xây dựng các mô hình đầu tư và kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; xây dựng sản phẩm, thương hiệu và thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại; phục vụ công tác quản lý, điều hành và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực CNVH.

TP.HCM là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến biểu diễn giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. TP hiện có 30 Nghệ sỹ nhân dân, 243 nghệ sĩ ưu tú, 18 Nghệ nhân ưu tú, 7 Nghệ nhân nhân dân, 15 hội hoạt động lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với 6.723 hội viên. Hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa có 17.670 doanh nghiệp, chiếm 7,74% số doanh nghiệp của toàn TP. Giá trị sản xuất hàng năm của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực CNVH đều tăng. Năm 2010, giá trị sản xuất của các ngành CNVH đạt trên 36.094 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt trên 84.123 tỷ đồng và năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên doanh thu sụt giảm còn 77.135 tỷ đồng.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động