TP.HCM: Cần 15.000 tỷ đồng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Đây là tổng nhu cầu vốn được khái toán trong Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2030 vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM phê duyệt (gọi tắt là Đề án).
Định hướng phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM Thị xã Sơn Tây: Phát triển công nghiệp văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn TP.HCM: Sẽ chuyển hồ sơ sai phạm của Công ty Thành Bưởi sang công an xử lý

Theo đó, tổng nhu cầu vốn phát triển ngành CNVH TP.HCM đến năm 2030 là 14.668 tỷ đồng gồm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa; hỗ trợ xây dựng các mô hình đầu tư và kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; xây dựng sản phẩm, thương hiệu và thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại, hợp tác phát triển các ngành CNVH; tổ chức quản lý, điều hành và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực CNVH. Trong đó ngân sách Nhà nước là 9.615 tỷ đồng, còn lại xã hội hóa.

Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng Đề án là rất cấp thiết, nhằm khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển một số ngành, lĩnh vực CNVH đang thực hiện và lợi thế của TP.HCM, từ đó nhận diện đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh có thể phát triển các ngành CNVH của Thành phố và những hạn chế, thách thức cần phải đối mặt, khắc phục.

TP.HCM: Cần 15.000 tỷ đồng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa
Với lợi thế đặc trưng sông nước Nam Bộ, TP.HCM có nhiều thuận lợi để phát triển nền công nghiệp văn hóa đặc sắc.

Thành phố đặt ra mục tiêu việc phát triển ngành CNVH trở thành ngành kinh tế sản xuất, dịch vụ và kinh tế sáng tạo quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân Thành phố và xuất khẩu. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh, con người TP.HCM; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa của Thành phố. Có 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu của ngành CNVH TP.HCM gồm: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, thời trang.

Giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM phấn đấu trở thành trung tâm CNVH của cả nước và khu vực. Đầu tư nguồn lực phù hợp, khuyến khích xã hội hóa. Các ngành: Nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh và triển lãm trở thành ngành dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm CNVH của khu vực Đông Nam Á. Tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế, có nhiều giá trị đóng góp vào GRDP như quảng cáo, thời trang, triển lãm, điện ảnh, du lịch văn hóa. Phấn đấu doanh thu của các ngành CNVH đóng góp khoảng 5,7% GRDP của TP.HCM, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

Theo UBND TP.HCM, mặc dù là Thành phố phát triển nhất và tiên phong trong cải cách thể chế nhưng vẫn chưa được xem là thành phố của quốc gia (như Seoul, Thượng Hải). Do đó, Thành phố chưa tập trung nguồn lực đúng mức để phát triển, nên ngày càng kém sức cạnh tranh quốc tế lẫn quốc nội. Một trong những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của Thành phố thấp đến từ năng lực quản trị nền kinh tế kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho việc triển khai Chiến lược phát triển văn hóa và CNVH ở TP.HCM còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, điều quan trọng để phát triển CNVH là cần phải có những nhân tài kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, tinh thông cả về kinh tế lẫn văn hóa. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị tuy có điều kiện kinh doanh tốt nhưng do thiếu nhân tài kinh doanh nên hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Do vậy, thiếu nhân tài kinh doanh văn hóa cũng là một yếu tố có tính lực cản đối với sự phát triển CNVH ở TP.HCM.

Từ thực tiễn nêu trên, TP.HCM xác định một số giải pháp ưu tiên phát triển ngành công nghiệp văn hóa như: Nghiên cứu đề xuất bổ sung vào quy hoạch của Thành phố sắp tới những vị trí để phát triển ngành CNVH; gắn kết và đẩy mạnh liên kết vùng để tạo động lực cho CNVH phát triển. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa hiện đại, tạo động lực cho ngành CNVH phát triển; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, hợp tác và giao lưu về văn hóa; hình thành trung tâm mua sắm, thương mại, giải trí.

Thành phố sẽ kêu gọi đầu tư, khuyến khích các mô hình đầu tư và kinh doanh về CNVH, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; nghiên cứu thành lập Trung tâm Phát triển CNVH, trung tâm sáng tạo; củng cố nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị một số trường nghệ thuật tại TP.HCM.

Đồng thời Thành phố sẽ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, hình thành các sản phẩm di lịch văn hóa – lịch sử mang tính đặc trưng; hình thành các sự kiện lớn mang tính chất thường niên và đặc trưng, đặc sắc của Thành phố về các ngành CNVH. Tạo ra một số sản phẩm, thương hiệu đặc sắc, đặc trưng mang tầm quốc gia trên lĩnh vực CNVH. Mặt khác thực hiện các quy định về quyền sở hữu trí tuệ; phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức hội nghề nghiệp; nâng hiệu quả hoạt động của các tổ chức hội.

Hiện nay, Chính phủ xác định nền CNVH Việt Nam có các ngành chủ chốt gồm: Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công - mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật - nhiếp ảnh - triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa. Việt Nam đặt mục tiêu đưa CNVH đóng góp 7% GDP và tạo thêm nhiều việc làm vào năm 2030. Phát triển các ngành CNVH sẽ giúp Việt Nam tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tạo ra những sản phẩm - dịch vụ văn hóa có tính cạnh tranh cao, tạo thêm công ăn việc làm ổn định, đóng góp tích cực cho nền kinh tế, góp phần mang văn hóa Việt Nam ra với thế giới, phát huy nội lực, quảng bá hình ảnh đất nước.

Trong thời đại của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, CNVH có khả năng biến văn hóa trở thành bộ phận quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, từ đó giúp Việt Nam xây dựng được một nền kinh tế linh động, hài hòa, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước.

Tại TP.HCM, trong 10 năm gần đây Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố giải quyết 637 hồ sơ xin phép của cơ quan ngoại giao đoàn, ước tính hơn 6.000 lượt người nước ngoài đã đến Thành phố để tham gia các hoạt động văn hóa. Thành phố hiện có trên 900 cơ sở hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật như hơn 100 cơ sở đăng ký sản xuất và phát hành phim, 38 cụm rạp chiếu phim với trên 200 phòng chiếu, 11 sân khấu kịch tư nhân, gần 700 doanh nghiệp có đăng ký chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, 45 trung tâm băng đĩa nhạc... Nguồn nhân lực hoạt động trong một số ngành CNVH chủ lực của các doanh nghiệp có khoảng 90.000 người. Trong đó, số lao động hoạt động trong các lĩnh vực quảng cáo, triển lãm, du lịch văn hóa chiếm tỷ lệ đông nhất.

TP.HCM là trung tâm văn hóa lớn của cả nước vì vậy nơi đây tập trung đông đảo lực lượng văn nghệ sỹ, các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. Ngoài ra TP.HCM cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đến biểu diễn giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, điều đó đã tạo nên bức tranh sinh động về hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật. Thành phố có 30 nghệ sỹ nhân dân, 243 nghệ sĩ ưu tú, 18 nghệ nhân ưu tú, 7 nghệ nhân nhân dân, 15 hội hoạt động lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với 6.723 hội viên.

Trên địa bàn TP.HCM có 7 đơn vị nghệ thuật công lập và 1 Trung tâm tổ chức biểu diễn và điện ảnh, 1 Trung tâm văn hóa và 7 Nhà văn hóa; tất cả các quận, huyện có Trung tâm văn hóa, Trung tâm thể dục thể thao, Trung tâm văn hóa - thể thao và 24/24, Nhà văn hóa thiếu nhi, Nhà văn hóa lao động, Trung tâm văn hoá - thể thao phường, xã... Có 9/16 Khu công nghiệp, khu chế xuất đã xây dựng thiết chế văn hóa – thể thao phục vụ người lao động, 13 bảo tàng, 185 di tích có quyết định xếp hạng. Ngoài ra, còn có 100 công trình, địa điểm được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích lịch sử.

Tổng kinh phí mục chi thường xuyên giai đoạn 2010 – 2015 cho ngành CNVH là 428,970 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch đầu tư công phân bổ cho lĩnh vực văn hóa gần 2.870 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2021 toàn thành phố có 85 dự án về văn hóa được đầu tư. Ngoài ra, Thành phố đã đề ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích, thu hút nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực văn hóa. Văn hóa là một trong 6 lĩnh vực trọng điểm được đưa vào các chương trình xúc tiến đầu tư các năm của TP.HCM.

Hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa có 17.670 doanh nghiệp, chiếm 7,74% số doanh nghiệp của toàn Thành phố. Giá trị sản xuất hàng năm của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực CNVH đều tăng. Năm 2010, giá trị sản xuất của các ngành CNVH đạt trên 36.094 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt trên 84.123 tỷ đồng và năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên doanh thu sụt giảm còn 77.135 tỷ đồng. Về tỷ lệ đóng góp của sản xuất CNVH vào GRDP: Năm 2010 chiếm tỷ lệ 3,77%, năm 2019 chiếm 3,88%, trong đó ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất là ngành quảng cáo. Riêng năm 2020, do bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên giá trị sản xuất của các ngành CNVH chỉ chiếm 3,54% tổng GRDP.

Xu hướng phát triển ngành CNVH ở TP.HCM

1.Phát triển phù hợp với xu thế phát triển CNVH trên thế giới và ở Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất và có tính đến sự đặc thù trong phát triển của Thành phố.

2.Tiếp tục phát triển để phục vụ sự nghiệp việc xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Thành phố, phục vụ nhân dân.

3.Ngành CNVH Thành phố tạo động lực và tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; tạo môi trường hấp dẫn thu hút chất xám và tăng lợi thế cạnh tranh cho nhiều lĩnh vực; thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế trên nhiều phương diện.

4.Các ngành CNVH tiếp tục trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế tri thức ở Thành phố.

5.Ngành CNVH của Thành phố sẽ có sự phát triển sáng tạo, đa dạng, phong phú gắn liền với sự phát triển của đô thị thông minh.

6.Sự cạnh tranh trong các sản phẩm CNVH của Thành phố ngày càng mạnh mẽ.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Đường tình

Đường tình

(LĐTĐ) Không có những vạt hoa nở vàng, đỏ hai bên vệ đường. Không có hàng cây đều tăm tắp xanh mướt và lãng mạn. Chỉ có ánh đèn đường rọi hiu hắt lúc có, lúc không và hàng lan can sắt với những mắt phản quang lạnh lẽo. Vậy mà con đường ấy giờ đây lại trở nên rất Tình: Tình người, Tình nghĩa, Tình đồng bào, Tình đồng chí, Tình quân dân cứ mặn nồng, ấm áp đến thiết tha…
Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

Hà Nội: Chương trình Trung thu tại phố cổ và Hoàng thành Thăng Long tạm hoãn

(LĐTĐ) Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các em nhỏ, người dân và du khách trước tình hình thời tiết bất lợi do ảnh hưởng của bão lũ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo: Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản về việc hoãn nhiều hoạt động quan trọng để tập trung nguồn lực vào công tác phòng, chống lụt bão. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước.
Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Xem thêm
Phiên bản di động