Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm gì để ngăn cơn "sốt ảo" bất động sản?

(LĐTĐ) “Sốt ảo” nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh đã bùng phát trở lại sau khi có thông tin sẽ chuyển một số huyện lên quận và việc thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Sốt ảo giá đất sẽ gây nhiều hệ luỵ tai hại, bởi vậy chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần có sự vào cuộc kịp thời và quyết liệt ngay thời điểm này.
Cảnh giác trước tình trạng “sốt” đất ảo 4 nguyên nhân gây sốt đất tại TPHCM

Nháo nhào tăng giá

Chỉ cần lướt qua các trang mạng về vấn đề nhà đất, chủ đề "nóng", được thảo luận và thu hút người xem nhiều nhất là giá đất tại thành phố Thủ Đức và giá đất một số huyện sắp chuyển thành quận như huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ. Đơn cử, trang batdongsan.com.vn rao bán hơn 6.100m2 đất đường Phan Đức, huyện Cần Giờ đối diện với dự án Khu đô thị lấn biển với giá 18 triệu đồng/m2. Trong khi đó, theo khảo sát của trang gachvang.com (chuyên định giá về giá trị đất), tuyến đường Phan Đức chỉ có giá 7,4 triệu đồng/m2).

Tại quận Thủ Đức cũ, trước khi chuyển lên thành phố Thủ Đức, giá bán một số dự án căn hộ xung quanh tuyến đường Võ Văn Ngân, Đặng Văn Bi dao động từ 35 - 40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên mới đây, dự án căn hộ thương mại King Crown Infinity (nằm trên đường Võ Văn Ngân) đã gây “chấn động” khu vực thành phố Thủ Đức khi một số đơn vị môi giới rao bán tới mức 100 triệu đồng/m2...

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm gì để ngăn cơn
“Cò đất” xuất hiện nhan nhản ở những khu vực sắp triển khai dự án phát triển đô thị

Về phân khúc căn hộ chung cư, từ năm 2016, nhiều dự án nhà ở căn hộ thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh rao bán các mức từ 1,6 tỷ đồng chưa thuế VAT đối với căn 2 phòng ngủ. Thế nhưng 5 năm sau, mức giá nói trên đã “mất hút” và phổ biến từ 1,9 tỷ đồng chưa thuế VAT.

Tại phân khu The Origami thuộc dự án khu đô thị Vinhomes Grand Park (quận 9 cũ, nay là thành phố Thủ Đức), giá căn hộ 46,5m2 (1 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh) đã được các đơn vị môi giới, phân phối đẩy lên tới 2,5 tỷ đồng (tương đương 53,7 triệu đồng/m2), chưa thuế VAT, cao hơn cả giá đất nền trong khu vực.

Vì yêu cầu công việc, ông Phan Văn Đông (quê Bình Định) một công chức nhà nước chuyển công tác từ tỉnh Lâm Đồng về thành phố Hồ Chí Minh. Với thu nhập trung bình trên dưới 20 triệu đồng, ông Đông chỉ “săn” căn hộ chung tư thương mại xây mới trên dưới 1,5 tỷ đồng nhưng từ mấy năm nay, ông vẫn chưa thể tìm được do tiền tích luỹ không đủ. Trong khi giá căn hộ tăng chóng mặt.

Đồng cảnh ngộ, anh Cao Văn Trường (quê Nghệ An, nhân viên quay phim), tích luỹ được hơn 600 triệu đồng. Anh loay hoay đi tìm căn hộ chung cư cũ dưới 1 tỷ đồng nhưng bất lực và hiện đang thuê nhà nguyên căn với mức thuê 5 triệu đồng/tháng ở khu vực cảng Sóng Thần, Bình Dương (giáp thành phố Hồ Chí Minh) cùng vợ và 3 con nhỏ. Từng ấy tiền thì không thể có nổi một chỗ ở tại thành phố Hồ Chí Minh, anh Cao Văn Trường thở dài cho hay.

Chị Nguyễn Xuân Anh, ngụ Quận 9 cũ, nay là thành phố Thủ Đức cho biết, từ cuối năm 2017 vợ chồng chị đóng đủ tiền và vào ở căn hộ chung cư thuộc diện nhà ở xã hội với giá gần 700 triệu đồng. Qua hơn 3 năm, hiện nay giá căn hộ đã lên 1,2 – 1,3 tỷ đồng nhờ “ăn theo” thành lập thành phố Thủ Đức. Như vậy trung bình mỗi năm giá căn hộ, dù là nhà ở xã hội cũng đã tăng hơn 200 triệu đồng trong khi lương của công chức, viên chức nhà nước hầu như không tăng, nếu tăng cũng không đáng kể.

Chính quyền cần nhanh chóng vào cuộc

Theo các chuyên gia, thổi giá bất động sản theo quy hoạch đã để lại nhiều hệ luỵ khó giải quyết về sau, trong đó có việc mặt bằng giá đã được “kênh” lên ở mức cao, không thực tế với giá trị thực. Người mua nhà có nhu cầu ở không đủ sức mua, trong khi đa số là các nhà đầu tư lướt sóng, mua đi bán lại kiếm lời. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ bóng bóng, tồn kho bất động sản, nợ xấu ngân hàng vì đa số người mua bất động sản đi vay tín dụng.

Thời gian qua, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và thường xuyên chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý hiện tượng đầu cơ đất đai, phân lô tách thửa trái pháp luật. Vừa qua tại lễ công bố và trao quyết định cán bộ thành phố Thủ Đức, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Thủ Đức phải ngăn chặn các hoạt động đầu cơ nâng giá làm bất ổn thị trường. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng nêu rõ, đề án chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021-2030 đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, chưa được phê duyệt. Việc chuyển huyện thành quận cần phải có lộ trình, căn cứ vào các tiêu chí theo quy định và cần có quy hoạch cụ thể.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm gì để ngăn cơn
Thổi giá đất sẽ gây nhiều hệ luỵ cho người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của các đô thị

Trong khi đó, để tránh biến động và đảm bảo tính liên tục, không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ tài chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - quyền sở hữu tài sản, giao dịch mua bán bất động sản của người dân, doanh nghiệp, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên giá đất các tuyến đường của 3 đơn vị cũ (quận 2, quận 9 và Thủ Đức) trên bảng giá cũ áp dụng cho các tuyến đường của thành phố Thủ Đức trong năm 2021.

Bàn về vấn đề pháp lý nhận diện và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá, Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tình trạng tạo sốt ảo bất động sản đã trở nên căng thẳng, tạo điểm nóng dưới nhiều chiêu thức và diễn ra không chỉ một vài địa phương. Hiện tượng sốt đất cho thấy nhiều hành vi phạm, thậm chí có hiện tượng thao túng, chèn ép có tổ chức đối với những người sử dụng đất có nhu cầu giao dịch như xóa thông tin, quấy rối đến điện thoại, lấy thông tin nhưng đăng sai lệch cho người khác hiểu nhầm…

Theo Luật sư Trần Đức Phượng, các hành vi vi phạm này đều có các chế tài xử lý theo quy định pháp luật. Ở mức độ vi phạm hành chính sẽ bị xử lý hành vi đưa ra thông tin sai sự thật, giới thiệu và quảng cáo không đúng, lừa dối, gây nhầm lẫn… (Nghị định 158/2013/NĐ-CP trong lĩnh vực quảng cáo). Vi phạm hình thức quảng cáo (dán trên cột điện, nhà người khác, phát tờ rơi,…); vi phạm chuyển nhượng khi không đủ điều kiện (Nghị định 91/2019/NĐ-CP), vi phạm kinh doanh bất động sản (Nghị định 139/2017/NĐ-CP), vi phạm về thuế do mua bán chuyển nhượng bằng giấy tay,… Ở mức độ vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự về hành vi trốn thuế (có giá trị từ 100 triệu đồng), rửa tiền, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,…

Nhằm kiểm soát thị trường bất động sản, Luật sư Trần Đức Phượng cho răng, chính quyền cần công khai, minh bạch và thường xuyên cập nhật các thông tin về quy hoạch đô thị, lập dự án, kế hoạch sử dụng đất; tiến tới thành lập trung tâm thông tin về thị trường bất động sản qua đó tạo cơ chế để kiểm soát, đánh giá công khai thông tin của chính các cơ quan Nhà nước và tổ chức liên quan.

“Cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng lại chính sách về thuế nhằm điều chỉnh hiệu quả thị trường, trong đó áp dụng mức thuế riêng cho các hoạt động giao dịch mua bán kinh doanh và các giao dịch của người sử dụng; sửa quy định về mức thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản theo hướng tăng mức thuế để hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin và hoạt động kinh doanh bất động sản không đúng quy định, không đúng thông tin, bất thường, sai mục đích, trốn thuế, rửa tiền…”, Luật sư Trần Đức Phượng nêu quan điểm.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam vẫn chưa sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả các công cụ để chống đầu cơ đất. Đơn cử là việc chưa ban hành sắc thuế để chống đầu cơ bất động sản thông qua việc đánh thuế người có nhiều nhà đất. Chính sách tín dụng cũng chưa chặt chẽ đối với việc cho vay. Cụ thể, một cá nhân có 1 tỷ đồng được vay tới 70%, vừa lấy tiền sẵn có để lướt sóng 3 căn hộ vừa lấy tiền được vay để tiếp tục lướt sóng. Trong khi ở nước ngoài, trong thời điểm thị trường bất động sản đóng băng, cá nhân chỉ được vay 50%, thậm chí cá nhân đó phải có ít nhất 70% vốn và hạ mức cho vay chỉ còn 30%.

Về công cụ quy hoạch, cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục cung cấp thông tin minh bạch, cung cấp lộ trình thực hiện quy hoạch để người dân nắm bắt, không để các đối tượng đầu nậu, cò đất đồn thổi thông tin. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần tăng cường truyền thông, thông tin định hướng để nâng cao dân trí, trang bị kỹ năng cho người mua và những người có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, tránh tiền mất tật mang, tự bảo vệ bản thân cũng như có thái độ thận trọng, kiểm soát.

“Hơn ai hết, chính quyền địa phương phải quyết liệt vào cuộc, kiên quyết loại trừ một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở móc ngoặc với cò đất, đầu nậu. Đồng thời những hoạt động có tính chất lừa đảo của cò đất, đầu nậu phải được xử lý kịp thời, xử lý nghiêm theo pháp luật hình sự cũng như xử phạt hành chính nặng, đánh vào kinh tế nhằm triệt tiêu ý chí lừa đảo, đồn thổi”, ông Lê Hoàng Châu chia sẻ thêm.

Để thị trường bất động sản phát triển bền vững, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Sở Xây dựng Thành phố tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra “sốt” giá và tình trạng “bong bóng”. Sở Xây dựng xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn, đảm bảo kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân Thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài để ngăn chặn các hành vi rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế.

Nam Đàn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xem thêm
Phiên bản di động