Thành phố Hồ Chí Minh: "Thúc" tiến độ hàng loạt dự án giao thông trọng điểm
Theo đó, với dự án Vành đai 2 (đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp, đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng), trong văn bản chỉ đạo số 551, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương cập nhật điều chỉnh tuyến metro số 6 và tuyến đường trên cao dọc Vành đai 2 vào các đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040 và các đồ án quy hoạch khác có liên quan.
Phối cảnh dự án cầu Thủ Thiêm 4. (Ảnh: Sở GTVT TP.HCM). |
Sở Giao thông vận tải (GTVT) khẩn trương phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố liên quan đến ranh giới chiếm dụng của dự án làm cơ sở triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau khi có kết quả thi tuyển kiến trúc dự án, Sở GTVT chủ trì, tổ chức thẩm định và trình UBND Thành phố phê duyệt các dự án thành phần xây lắp đảm bảo đúng quy định và tiến độ đề ra.
UBND Thành phố cũng giao Hội đồng thẩm định chương trình, dự án đầu tư công Thành phố khẩn trương chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức (nơi triển khai dự án) và các sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 2 (không có cấu phần xây dựng) bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, trình UBND Thành phố trước ngày 20/6/2024.
Đối với dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 (thành phố Thủ Đức), UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Nhóm công tác liên ngành thực hiện đàm phán hợp đồng; Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các phần việc liên quan đến quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội.
Trong khi đó, đối với dự án Vành đai 4, UBND TP.HCM giao Sở GTVT Thành phố phối hợp với Sở GTVT các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các sở ngành Thành phố báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án, những khó khăn, vướng mắc, giải pháp đề xuất..., trình UBND Thành phố trước ngày 15/6/2024.
Về dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ, UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc triển khai các phần việc liên quan đến phương án kiến trúc đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của công trình; hoàn thành trong tháng 6/2024; Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh nguồn vốn dự kiến bố trí thực hiện.
Liên quan đến tiến độ xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm, UBND TP.HCM vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT Thành phố về việc thành lập Tổ kiểm tra công tác nghiệm thu một số công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. Mục đích nhằm đảm bảo sự chặt chẽ và rút ngắn thời gian thực hiện, việc kiểm tra công trình phục vụ thủ tục bàn giao, phân cấp cần thực hiện cùng với kiểm tra công tác nghiệm thu; từ đó việc khắc phục các tồn tại (nếu có) của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan sẽ không phải thực hiện nhiều lần.
Theo Sở GTVT TP.HCM: Hiện nay Thành phố đang triển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm, các dự án nhóm A có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, gồm nhiều hạng mục, công trình thuộc chuyên ngành quản lý của nhiều sở ngành như: Dự án nút giao An Phú, mở rộng đường Trần Quốc Hoàn, các đoạn tuyến thuộc dự án Vành đai 2, 5 dự án BOT trên đường hiện hữu khu vực cửa ngõ, dự án cầu đường Nguyễn Khoái, 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nâng tĩnh không các cầu Bình Phước, cầu Bình Triệu, dự án nút giao Mỹ Thủy, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, Vành đai 4...
Thực tế quá trình triển khai, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan khi thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình chưa thực sự hiệu quả; dẫn đến thời gian kiểm tra bị kéo dài, tiềm ẩn khả năng chưa kịp thời phát hiện một số tồn tại liên quan đến các quy định chuyên ngành.
Đình trệ 2 dự án đường bộ Một sự “trùng hợp” khá ngẫu nhiên khi tại TP.HCM có 2 dự án đường bộ cùng dài 2,7km và đều cùng “đắp chiếu” nhiều năm nay là dự án 2,7km nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hợp đồng BOT và dự án 2,7 km vành đai 2, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, thành phố Thủ Đức theo hình thức BT (Báo Lao động Thủ đô từng có bài phản ánh). Theo đó, dự án 2,7 km đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến Quốc lộ 1, có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 1.134 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2023. Hiện nay dự án vẫn còn 3,847ha chưa thu hồi mặt bằng, giá trị giải ngân đạt hơn 960 tỷ đồng, đã khởi công được hơn 43% khối lượng, đang tạm ngưng thi công từ tháng 6/2020 do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và chưa ký kết được phụ lục hợp đồng BT điều chỉnh tiến độ. Tại dự án này, năm 2019 Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế.
Hiện nay dự án đã được phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2026 thay vì thời hạn đến năm 2023 như trước đó. Mới đây nhất, ngày 4/6/2024 Ngân hàng TNHH Indovina - Chi nhánh Thiên Long có văn bản số 468 đề nghị UBND TP.HCM sớm triển khai việc thanh toán đã được quy định tại hợp đồng BT ký kết với doanh nghiệp, tránh trường hợp khoản vay của doanh nghiệp chuyển nhóm nợ xấu. Theo Ngân hàng TNHH Indovina - Chi nhánh Thiên Long: Đơn vị này và Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thủ Thiêm là đồng tài trợ cho phần chi phí giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng dự án. Giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án tính đến ngày 31/8/2019 là khoảng 1.400 tỷ, trong đó chi phí lãi vay 143 tỷ đồng. Tuy nhiên tính đến ngày 31/5/2024, chi phí lãi vay thực tế của các khoản vay của doanh nghiệp dự án (Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái) tại các ngân hàng này ước tính khoảng 690 tỷ đồng. Phía 2 ngân hàng đã gia hạn, cơ cấu thời hạn trả nợ 4 lần đối với các khoản vay của doanh nghiệp và lịch trả nợ đến hạn sau lần cơ cấu gần nhất đến hạn ngày 25/11/2024. Hiện nay việc thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định tại hợp đồng BT nhiều khả năng sẽ không kịp để tạo nguồn trả nợ đảm bảo cho các ngân hàng, trước mắt là kỳ trả nợ tháng 11/2024. Hệ quả là khoản vay của doanh nghiệp sẽ chuyển nợ xấu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Xử phạt 12 triệu đồng đơn vị thi công làm vương vãi đất đá ra đường
Giao thông 03/12/2024 16:15
Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Giao thông 03/12/2024 14:55
Công an quyết liệt xử lý "quái xế", người dân hoan nghênh đồng tình ủng hộ
Giao thông 30/11/2024 18:26
Nhân viên xe buýt Yên Viên giành giải Nhất Hội thi phục vụ giỏi, văn minh năm 2024
Giao thông 30/11/2024 17:22
TP.HCM: Giảm số vụ tai nạn giao thông và số người tử vong
Giao thông 29/11/2024 20:27
Xanh hoá xe buýt: Thách thức và giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư
Giao thông 29/11/2024 17:00
Xây dựng nhân viên phục vụ xe buýt văn minh, thân thiện
Giao thông 29/11/2024 10:40
Kiến nghị xử lý tình trạng mất an toàn giao thông trên một số tuyến đường ở Sơn Tây
Giao thông 29/11/2024 06:26
Thông xe cầu Rạch Đỉa
Giao thông 28/11/2024 14:10
Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”
Giao thông 28/11/2024 12:13