Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Huyện Thanh Trì tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu 2024 Phụ nữ Thanh Trì hưởng ứng Tháng hàng động phòng, chống ma túy Huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận

Tinh hoa hương rượu Việt

Trải qua bao cơn biến thiên của lịch sử, nhưng đặc sản làng Ngâu vẫn còn tồn tại như minh chứng về một thứ đồ uống tinh tế gắn liền với văn hóa, con người của một vùng đất đặc biệt. Chẳng ai có thể nhớ chính xác rượu hoa cúc làng Ngâu có từ bao giờ, chỉ biết rằng trong cuốn Dư địa chí của Đại thi hào Nguyễn Trãi từng nói đến 2 loại rượu ngon nổi tiếng đất Kinh kỳ là: Rượu nhụy sen của làng Thụy Chương (tức làng Thụy Khuê bây giờ) và rượu hoa cúc làng Ngâu.

Gắn bó với nghề làm rượu từ khi còn nhỏ, bà Trần Thị Lành, thành viên của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Sản xuất và Thương mại Rượu Ngâu (HTX Rượu Ngâu) cho biết, để có được những mẻ rượu cúc thơm ngon, hoa cúc chi trắng là một trong những nguyên liệu chính chỉ trồng duy nhất 1 vụ trong năm. Hoa cúc được trồng vào tháng 6 (âm lịch) và thu hoạch vào cuối thu, đầu đông - tầm tháng 11, tháng 12 âm lịch.

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc
HTX có địa điểm bán và giới thiệu sản phẩm. Tại đây, các loại rượu được trưng bày rất khoa học trên các kệ để thu hút khách tới tham quan và mua rượu.

Khi thu hoạch cần phải lựa chọn thời tiết gió hanh, nắng nhẹ vì nếu hái vào ngày mưa thì hoa sẽ bị dập cánh, giảm bớt đi mùi thơm. Việc hái hoa cũng hết sức tỉ mỉ và nhẹ nhàng, phải lựa chọn những bông hoa có đủ độ chín, tức hoa nở hết nhụy vàng chuyển sang màu trắng muốt, tinh khôi. Sau đó, hoa cúc được mang về hong trước gió từ 5 - 7 ngày, cho đến khi hoa khô vừa đủ để chưng cất rượu.

Đầu tư hơn 100 triệu đồng để mua thiết bị máy móc nấu rượu theo hướng hiện đại, ông Hán Văn Minh, một thành viên khác của HTX cho biết, từ phương pháp truyền thống thì nay đã cơ giới hóa 100% quy trình sản xuất rượu bằng máy móc.

Nếu như hoa cúc là nguyên liệu không thể thiếu làm nên mỹ tửu của HTX Rượu Ngâu thì gạo nếp là nguyên liệu chính quyết định đến cả mẻ cơm rượu. Gạo dùng nấu rượu là gạo nếp cái hoa vàng, mới xát qua lớp vỏ trấu, được sơ chế sạch đưa vào nấu thành cơm.

Ông Minh chia sẻ, để nấu một mẻ cơm rượu 25kg trước kia phải nấu bằng nồi gang trên bếp than rất mất công và vất vả, thì nay đã được thay thế bằng bếp điện, góp phần tăng cao năng suất, trung bình một ngày có thể nấu tới 200kg gạo.

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc
Mô hình nấu rượu hoa cúc làng Ngâu xưa.

Cơm nếp được thổi ra phải đáp ứng yêu cầu không khô cứng, rồi được trải ra những khay inox, khi cơm nếp còn ấm thì rắc men lên cho ngấm trước khi đưa vào ủ. Loại men rượu này được chính người làng Ngâu làm từ gạo Mộc tuyền kết hợp với 36 vị thuốc Bắc như: Nhục đậu khấu, nhục quế, bạch truật, thảo quả, cam thảo, bạc hà trộn vừa đủ ẩm rồi đem ủ vừa đủ nhiệt độ. Điều này góp phần quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của loại rượu tiến vua khi xưa.

Để ra thành phẩm rượu hoa cúc, người làm nghề đưa rượu đã được chưng cất vào nồi, trên miệng nồi rải những bông hoa cúc. Thông thường cứ 300 gram hoa cúc khô được hấp với 3 lít rượu, rồi tiến hành chưng cất lần thứ 2 để tạo ra loại rượu trong suốt và có hương hoa cúc thơm dịu. Rượu cúc của HTX khi uống có mùi thơm của gạo, mùi hương của thuốc bắc, nồng nàn của hoa cúc, không gây nhức đầu, chóng mặt như những loại rượu thông thường.

Trải qua hằng trăm năm thăng trầm, các thế hệ người dân làng Ngâu vẫn cố gắng gìn giữ bí quyết, công thức bí truyền và duy trì nghề nấu rượu hoa cúc của làng mình. Hiện, HTX đã có địa điểm bán và giới thiệu sản phẩm cũng như tiếp khách. Tại đây, các loại rượu được trưng bày rất khoa học trên các kệ để thu hút khách tới tham quan và mua rượu.

Rượu hoa cúc làng Ngâu khác rượu các nơi khác, phải chưng cất rượu hai đến ba lần mới lắng đọng được những thứ tinh túy nhất rồi hạ thổ trong vòng một năm để cho các chất bên trong được kết hợp hài hòa với nhau.

Quyết tâm giữ vững chất lượng rượu

Năm 2019, HTX Dịch vụ Sản xuất và Thương mại rượu Ngâu được thành lập với 20 thành viên, chung một mong ước giữ lại nghề truyền thống của tổ tiên, đồng thời muốn kết hợp những công đoạn xưa cũ với những tư duy mới. Các thành viên HTX được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và những quy định, chế tài của pháp luật phải tuân theo khi sản xuất thứ đồ uống đặc thù là rượu, vì thế đã mạnh dạn đầu tư mới dây chuyền chưng cất rượu hiện đại, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng.

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc
Người dân hái hoa cúc để phục vụ chưng cất rượu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của HTX Rượu Ngâu là làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Bằng cách thu mua và tập hợp sản phẩm từ các hộ gia đình trong làng, HTX đảm bảo chất lượng đồng nhất và số lượng đủ lớn để cung cấp cho các thị trường lớn. Điều này không chỉ giúp ổn định đầu ra cho người dân mà còn nâng cao giá trị sản phẩm thông qua việc xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, HTX đã chủ động tham gia nhiều hội chợ triển lãm, sự kiện văn hóa ẩm thực trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm. Nhờ vậy, rượu Ngâu đã dần dần khẳng định được vị thế và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. HTX cũng đẩy mạnh việc hợp tác với các siêu thị, nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng đặc sản, tạo nên mạng lưới phân phối rộng khắp, giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Để thích ứng với xu hướng mua sắm hiện đại, HTX rượu Ngâu đã đầu tư vào việc phát triển thương mại điện tử. Sản phẩm rượu Ngâu hiện đã có mặt trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, HTX cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, từ khâu tư vấn, đóng gói đến vận chuyển, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm truyền thống, kết nối thị trường đến với người tiêu dùng cả nước, các thành viên HTX đã thống nhất đưa sản phẩm đi đánh giá, xếp hạng OCOP. Sản phẩm Hoa Cúc Tửu đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao năm 2020 và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận Sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố năm 2023.

Nhờ cách làm này mà chỉ trong vòng vài năm gần đây, Hoa Cúc Tửu ngày càng được thị trường ưa chuộng hơn. Đặc biệt vào những dịp cuối năm, nhu cầu mua rượu làm quà tặng và sử dụng cũng tăng mạnh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Khi tham gia HTX, các thành viên phải cam kết không chăn nuôi gia súc trong khuôn viên nhà, những chất sau nấu rượu sẽ bán cho các nông trại, điều này đảm bảo khoảng cách an toàn và quy chuẩn chăn nuôi cách xa nơi sản xuất.

HTX Rượu Ngâu đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường chỉ sau vài năm thành lập, sản lượng tiêu thụ tăng gấp 5 lần so với thời điểm chưa có HTX. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, HTX có thêm một đội ngũ kỹ thuật để kiểm tra, giám sát chất lượng cũng như nồng độ rượu của các hộ thành viên. Trung bình mỗi tháng một lần, rượu Ngâu sẽ được gửi mẫu đi kiểm định chất lượng, HTX cam kết chỉ cho ra thị trường khi đạt tiêu chuẩn đã đăng ký.

Sản phẩm rượu Ngâu của HTX hiện còn có thêm các mẫu mã chai đa dạng, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Vào những ngày cận Tết, lượng rượu cúc làng Ngâu sản xuất tăng mạnh, thậm chí không kịp nấu để phục vụ nhu cầu của thị trường. Bởi theo quan niệm của người Việt, rượu là một thứ không thể thiếu trong giỏ quà biếu Tết, thậm chí là dâng lên ông bà, tổ tiên, nhất lại là loại rượu tiến vua một thời nổi tiếng khắp đất Kinh kỳ. Không chỉ giữ nghề truyền thống, HTX đã góp phần phát triển kinh tế, giúp người dân có thu nhập ổn định, là tiền đề xây dựng nông thôn kiểu mẫu.

HTX rượu Ngâu không chỉ đặt mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế, mà còn bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương. Làng Ngâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá nghệ thuật chưng cất rượu truyền thống. Những tour du lịch tham quan quy trình sản xuất, thưởng thức rượu và tìm hiểu lịch sử làng nghề đã thu hút đông đảo du khách, mang lại nguồn thu không nhỏ cho cộng đồng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Mặc dù chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng bù lại, không ít trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chu đáo, đầy đủ của Thành phố, các cấp, ngành, từ đó được ấm lòng, có thêm động lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Tối 10/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Với 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích - số lượng giải nhiều nhất trong tổng số 68 đoàn tham dự, Hà Nội đã giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2024.
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 10/11, sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, Giải Bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI - năm 2024 đã khép lại tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội với các trận chung kết đỉnh cao và lễ bế mạc.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

(LĐTĐ) Vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức trao tặng 2 căn nhà trị giá 110 triệu đồng cho các gia đình khó khăn tại Đồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương trình có sự phối hợp của Sở Tư pháp Hà Nội và các doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động