Thí điểm phân làn trên trục đường Nguyễn Trãi: Cần làm triệt để, linh hoạt
Nhiều ý kiến trái chiều
Nguyễn Trãi là một trong những trục giao thông hướng tâm được đầu tư hạ tầng tốt bậc nhất của Hà Nội với 5 - 6 làn xe mỗi hướng lưu thông. Trục giao thông này cũng được tích hợp hạ tầng tương đối hiện đại gồm giao thông 4 tầng lưu thông (mặt đất, hầm chui, đường trên cao, đường sắt đô thị) chưa kể hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ.
Tuy nhiên, do lưu lượng phương tiện lưu thông qua trục Nguyễn Trãi có mật độ tương đối lớn nên tình trạng giao thông ùn tắc cục bộ thường xuyên diễn ra, đặc biệt là thời điểm đầu giờ sáng, cuối buổi chiều và khi có thời tiết xấu.
Nhằm mục tiêu phát huy hết năng lực hạ tầng sẵn có, hướng tới tổ chức giao thông tối ưu, giảm ùn tắc giao thông, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã thực hiện thí điểm phân làn, tách riêng lưu thông ô tô và xe máy.
Trên trục Nguyễn Trãi, do thói quen nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn chưa tuân thủ việc di chuyển theo đúng làn đường. |
Dù đã có hướng dẫn tương đối cụ thể, tuy nhiên theo ghi nhận những ngày thí điểm, giao thông trên trục đường vẫn có xu hướng diễn ra lộn xộn. Đặc biệt, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra thường xuyên ở khung giờ cao điểm.
Cá biệt, tại các điểm đầu - cuối dải phân cách, dù có biển báo phân làn bắt buộc và sự điều tiết, hướng dẫn của lực lượng chức năng như Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Cảnh sát giao thông, Công an khu vực… nhưng một bộ phận phương tiện vẫn cố tình đi ngược chiều, đi sai làn.
Qua ghi nhận, trên trục đường vẫn tồn tại một số vi phạm như: ô tô dừng đỗ bất chấp biển cấm vẫn diễn ra phổ biến, làm ảnh hưởng đến luồng lưu thông của làn xe máy, xe thô sơ và xe buýt (2 làn này nằm bên trong, sát mép đường); một số người dù có cầu bộ hành bắc qua song vẫn đi bộ tắt qua dòng phương tiện, gây ảnh hưởng đến giao thông; tại khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở vẫn còn hiện tượng xe máy đi ngược chiều và cắt ngang dòng phương tiện lưu thông để lên cầu vượt…
Quanh câu chuyện hiệu quả của việc phân làn giao thông, một số người dân khi được hỏi chia sẻ, hoạt động này khiến giao thông lộn xộn hơn. Dễ thấy nhất là việc nhiều ô tô thường tạt ra, tạt vào tại các điểm giao cắt.
Trong khi đó, làn dành cho xe máy nhỏ hẹp, nhưng đồng thời phải đi chung với xe buýt và chia sẻ diện tích mặt đường với các ô tô dừng, đỗ… Đây là điều bất cập, phải sớm khắc phục nếu không việc thí điểm này sẽ đổ bể.
Trước đó, không ít ý kiến đồng tình và đánh giá cao công tác phân làn trên đường Nguyễn Trãi. Anh Trần Dũng Sỹ (quận Hà Đông) cho biết, bản thân thường xuyên đi trên trục đường để đến cơ quan làm việc. Với việc các ngành chức năng tổ chức phân làn để việc đi lại của người và phương tiện trở nên “ngăn nắp”, theo anh Sỹ là việc làm rất cần thiết.
Hiện tượng phương tiện tự ý dừng, đỗ, "chiếm" không gian lưu thông của xe máy, xe buýt, đi ngược chiều... vẫn diễn ra tương đối phổ biến. |
Dù vậy, về lâu dài, anh Trần Dũng Sỹ kiến nghị, các ngành chức năng nên thu hẹp 2 làn dành cho ô tô, mở rộng làn hỗn hợp dành cho xe buýt và xe máy vì số lượng xe máy lớn; xe buýt cũng thường xuyên ra vào bến, cần nhiều không gian để đón khách. Ngoài ra, sau khi thí điểm, các ngành chức năng cần vào cuộc xử phạt vi phạm để tăng tính răn đe, nâng cao ý thức người tham gia giao thông...
Cần sự điều chỉnh linh hoạt
Thực tế, thời gian qua công tác giải quyết các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố là một trong các nhiệm vụ trọng tâm được Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. Nhờ sự quyết liệt này, ùn tắc giao thông được giảm dần qua từng năm.
Tuy nhiên, việc triển khai, tổ chức giao thông tại Hà Nội cũng có những đặc thù nhất định. Cụ thể, Hà Nội có đặc thù giao thông là các dòng phương tiện lưu thông hỗn hợp, các trục, các tuyến đường đều có nhiều khoảng giao cắt; nan giải hơn, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao dẫn đến chỉ cần một sự cố giao thông cũng đủ gây ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông.
Lực lượng chức năng phân làn, điều tiết phương tiện. |
Trở lại câu chuyện phân làn giao thông trên đường Nguyễn Trãi. Thực tế cho thấy, trục đường có mật độ ô tô, xe máy đông, nhiều đường giao cắt dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng tách riêng làn ô tô, xe máy, xe buýt nhằm thử nghiệm, tìm kiếm phương án tổ chức giao thông tối ưu.
Theo khảo sát của Sở GTVT Hà Nội, trục đường Nguyễn Trãi (đoạn thí điểm từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến hầm chui Thanh Xuân) dài khoảng 1,5km. Hướng đi Ngã Tư Sở có 5 làn đường, hướng đi Khuất Duy Tiến có 6 làn đường. Trên tuyến có 3 điểm mở quay đầu tại dải phân cách giữa, tại các vị trí: Trước Công ty Thuốc lá Thăng Long, trước Công ty Cao su Sao Vàng, trước Ngân hàng Agribank.
Riêng hướng từ Khuất Duy Tiến đi Ngã Tư Sở có giao cắt với 3 đường, 8 ngõ, 15 điểm giao cắt với lối vào các công ty, cơ quan, cây xăng… Còn lại, với hướng từ Ngã Tư Sở đi Khuất Duy Tiến có giao cắt với 6 đường, 15 ngõ, 8 điểm giao cắt với lối vào các cơ quan, trường học… Do có quá nhiều điểm giao cắt nên việc xung đột giao thông là khó tránh khỏi.
Về vấn đề này, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho biết: Ùn tắc giao thông là nỗi bức xúc của người dân Thủ đô suốt nhiều năm nay. Việc phân luồng giao thông, tách riêng các phương tiện nằm trong đề án giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội. Đề án đã có từ lâu, đến nay việc thực hiện và triển khai hoạt động này cũng là sự cố gắng lớn của các cơ quan chức năng.
“Qua quá trình theo dõi, tôi và nhiều chuyên gia giao thông khác cũng đồng tình và nhất trí cao với hoạt động này. Tuy nhiên, để giảm ùn tắc, trên cơ sở phân làn phương tiện trên trục Nguyễn Trãi là rất khó. Bởi trục này lưu lượng phương tiện giao thông lớn.
Thứ nữa, cùng cần hiểu rằng, việc phân làn tiến tới giảm ùn tắc trên trục Nguyễn Trãi là giải pháp tình thế cần thiết trong bối cảnh hạ tầng chưa thể đáp ứng sự phát triển của các phương tiện. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thì cần có sự thí điểm và triển khai điều chỉnh linh hoạt.
Chẳng hạn, ít ngày đầu phân làn trên đường Nguyễn Trãi đã có những vướng mắc và lộn xộn nhưng các lực lượng vẫn cố gắng điều tiết và hướng dẫn giao thông. Đây là điều đáng ghi nhận.
Để đánh giá việc thí điểm này có hiệu quả hay chưa thì cần thêm thời gian thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tôi tin người dân sẽ ủng hộ với chủ trương này”, ông Bùi Danh Liên nhấn mạnh.
Về lâu dài, việc phân làn trên đường Nguyễn Trãi đi vào nếp sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông. |
Liên quan đến việc chia tách làn phương tiện trên đường Nguyễn Trãi, ông Bùi Xuân Trường - Đội Thanh tra GTVT quận Thanh Xuân, cho biết: Về công tác tổ chức giao thông, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã kết hợp với Cảnh sát giao thông cùng nhau phân làn, tổ chức giao thông. Hiện, lực lượng chức năng vẫn chủ yếu hướng dẫn, nhắc nhở người và phương tiện chấp hành làn, luồng.
Ông Bùi Xuân Trường chia sẻ, việc phân làn có tác động tích cực nhưng hiệu quả sẽ không thể thấy ngay trong một sớm một chiều. Ít hôm đầu, người dân sẽ chưa quen, việc đi sai làn là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, qua công tác phân luồng, tách làn, dần những hoạt động này sẽ được cải thiện, từ đó giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện tại, khu vực Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến là nút thắt cổ chai, lưu lượng phương tiện giao thông lớn dễ dẫn đến việc ách tắc cục bộ.
“Tôi đang đề xuất với lãnh đạo Thanh tra Sở một số giải pháp cải thiện tình trạng giao thông. Trong đó, với khu vực này thôi kiến nghị phải xén vỉa hè để chiều lưu thông ra Khuất Duy Tiến rộng hơn. Ngoài ra, chiều Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi cũng cần xén và mở rộng vỉa hè để việc lưu thông được thuận lợi”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết. Đáng chú ý, mục tiêu tổng quát của chương trình là “Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo giao thông vận tải thủ đô Hà Nội thuận lợi, an toàn, chất lượng, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, văn minh, hiện đại”. Hướng đến mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông; giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% hàng năm trên cả ba tiêu chí; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 30 - 35%; tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12 - 15% quỹ đất xây dựng đô thị... Cùng với đó tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt 6 nhóm giải pháp gồm: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - đây là nhóm giải pháp căn cơ có tính bền vững và lâu dài; Tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý; Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng, tập trung triển khai và sớm đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56