Thi trực tuyến: Nỗ lực thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực học sinh

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều địa phương buộc phải sử dụng hình thức trực tuyến để tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Bên cạnh việc đảm bảo đường truyền, thách thức mới với các trường là đảm bảo nghiêm túc, công bằng và đánh giá đúng năng lực học sinh.
Hà Nội: Có thể linh hoạt thời gian tổ chức học tập quy chế thi trực tuyến Tiếp thị trực tuyến, làm sao cho hiệu quả?
Thời điểm này, các trường học trên cả nước đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Ảnh: Hải Nguyễn
Thời điểm này, các trường học trên cả nước đang dồn sức chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022. Ảnh: Hải Nguyễn

Đảm bảo nghiêm túc, công bằng

Theo chia sẻ từ một số trường tại Hà Nội, để đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc trong kỳ kiểm tra, nhà trường đã xây dựng phương án tổ chức thi chi tiết, kỹ lưỡng, yêu cầu học sinh và giáo viên thực hiện nghiêm túc.

Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), kế hoạch kiểm tra, đánh giá được quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp. Theo cô Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng nhà trường, trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải mở mic, bật camera. Một phòng thi có 2 giáo viên giám sát toàn bộ quá trình làm bài.

Với đề thi, đa số các môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhà trường xây dựng một bộ đề có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, gồm nhiều mã đề, có sự xáo trộn. Với môn Văn và Toán sẽ thi theo hình thức tự luận. Theo đó, các môn thi tự luận được chấm trên phần mềm thi, bài thi trắc nghiệm máy sẽ tự chấm, đảm bảo công bằng cho học sinh.

Tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên đã chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.

"Với môn Lịch sử - Địa lý, phân môn Sử có 2 tiết/tuần, phân môn Địa có 1 tiết/tuần thì lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Với thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý.

Kiểm tra trực tiếp là 60 phút nhưng do dịch bệnh nên nhà trường điều chỉnh thời gian bài thi cho phù hợp với tình hình thực tế dạy online. Điều này rất phù hợp với học sinh mới làm quen với sách mới" - cô Lê Thị Oanh - giáo viên Lịch sử của nhà trường - cho biết.

Theo đó, Trường THCS Nguyễn Công Trứ sử dụng phần mềm Azota tạo đề và chọn khung giờ kiểm tra. Khi tạo đề, thầy cô sẽ thao tác chọn định dạng học sinh chỉ được phép làm một lần và biết kết quả sau khi cả lớp đã nộp bài, đảm bảo tính khách quan.

Còn nhiều khó khăn khi thực hiện

Thông qua thực tiễn kiểm tra, đánh giá học sinh theo hình thức trực tuyến, cô Lê Thị Oanh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ cho biết, hiện nay vẫn còn tồn đọng một số khó khăn.

"Nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông gặp trục trặc nên học sinh bị mất mạng khi đang làm bài, lúc này giáo viên phải gửi lại đường link làm bài nhiều lần. Bên cạnh đó, việc giám sát học sinh thông qua camera cũng khó đảm bảo tính trung thực" - cô Oanh cho biết.

Bên cạnh những khó khăn trên, cô Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám - cho biết, thời gian này, cả học trò và thầy cô đều gặp khó.

"Những môn tự luận, học sinh sẽ làm ra giấy, chụp lại rồi nộp bài. Lúc này, thầy cô phải chấm chữa trên máy tính rất vất vả. Hy vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt để thầy trò có thể đến trường" - cô Yến mong mỏi.

Năm học 2021 - 2022 đang bước sang tuần học thứ 8, bên cạnh những địa phương đang triển khai kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1, nhiều nơi vẫn chưa thể xác định hình thức kiểm tra.

Tại Cần Thơ, nhiều trường vẫn chưa chốt được phương án kiểm tra, đánh giá học sinh trong thời điểm này. Theo cô Lam Mỹ Linh - Hiệu trưởng Trường THCS An Thới (Bình Thủy, Cần Thơ), nhà trường đang chờ hướng dẫn để quyết định phương án kiểm tra phù hợp nhất.

"Sở GDĐT đang xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá, hiện nay chưa có hướng dẫn. Tuy nhiên, nhà trường đã xây dựng 2 phương án là thi trực tiếp và thi trực tuyến.

Nếu học sinh đến trường, nhà trường thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, đồng thời chia ca, chia phòng lớp trong quá trình kiểm tra. Nếu ứng dụng hình thức thi trực tuyến, nhà trường sử dụng phần mềm kiểm tra có nhiều tính năng như: bảo mật đề thi, xáo trộn đề thi, giới hạn thời gian,... Đồng thời, giám sát chặt chẽ, đảm bảo công bằng, khách quan và đánh giá đúng thực lực học sinh" - cô Linh thông tin.

Theo Thiều Trang/laodong.vn

https://laodong.vn/giao-duc/thi-truc-tuyen-no-luc-thuc-hien-kiem-tra-danh-gia-dung-nang-luc-hoc-sinh-967552.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Xem thêm
Phiên bản di động