Thị trường bất động sản: Căn hộ lên ngôi, đất nền trầm lắng

Trong khi phân khúc căn hộ chung cư ở thị trường Hà Nội ghi nhận tiếp tục có sự leo thang về giá, thì đất nền mặc dù mặt bằng vẫn ở mức cao nhưng độ quan tâm giảm mạnh, số lượng giao dịch thấp. Nhiều nhà đầu tư lo đẩy hàng vì áp lực tài chính.
Căn hộ chuẩn sống mới tại Tây Nam Linh Đàm, cơ hội hiếm cho người mua Nhà đất trong ngõ giảm sức hút, thị trường căn hộ sôi động

Phân khúc đất nền khá trầm lắng

Cách đây hơn 1 năm, anh Lê Minh Lực, trú tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm dùng số tiền lớn để đầu tư 3 lô đất (70m2/lô) tại địa bàn xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, gần với Khu đô thị An Lạc, có lợi thế nằm sát ngay mặt đường lớn, mức giá đầu tư tại thời điểm đó là 65 triệu đồng/m2.

Thị trường bất động sản: Căn hộ lên ngôi, đất nền trầm lắng
Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất vốn tấp nập kẻ bán người mua, nay cũng khá vắng vẻ. (Ảnh: H.Phong)

Gần đây, anh chia sẻ: “Hơn một năm qua, nếu tính theo tỷ giá vàng thì tôi bị lỗ một khoản tiền khá lớn. Sau khi chốt cọc để làm thủ tục sang tên đã có người trả chênh lệch mỗi mét vuông là 5 triệu đồng nhưng tôi không bán. Hiện tại, do gặp khó khăn về tài chính nên tôi đang rao bán, mức giá chênh so với ban đầu từ 1-2 triệu đồng/m2 mà suốt mấy tháng nay chưa có ai mua, nếu tình trạng này kéo dài tôi buộc phải chấp nhận cắt lỗ”.

Cùng chung hoàn cảnh, anh Triệu Thanh Tùng, trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy cho biết, anh đang cần bán gấp lô đất 55,2m2 tại xã Kim Chung, Hoài Đức với giá 4 tỷ đồng nhưng 2 tháng nay vẫn chưa có khách nào “chốt”. Theo anh Tùng, bán ra với giá 4 tỷ đồng là không có lãi nhưng nếu không “đẩy” đi thì không có cách nào để trả nợ những khoản đã vay để đầu tư.

Câu chuyện đầu tư đất nền ở giai đoạn “sốt” với mong muốn kiếm lời nhanh nhưng lại bị “chôn” vốn và gặp áp lực về tài chính như anh Lực hay anh Tùng không phải trường hợp hiếm. Dù vậy, tình trạng này vẫn cứ bị lặp đi lặp lại bởi những sai sót trong tính toán “điểm rơi” của thị trường và sai lầm thường thấy về việc đầu tư theo xu hướng đám đông.

Số liệu nghiên cứu thị trường từ batdongsan.com.vn chỉ ra rằng, trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng tin đăng bán nhà đất đã tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên nhu cầu tìm kiếm lại giảm mạnh.

Đơn cử, tại thị trường Hà Nội, một số địa bàn nằm trong vùng “sốt” nhất vào đầu năm 2021 như: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Gia Lâm,... mức độ quan tâm đến đất nền giảm từ 20-30%. Trong khi đó, những khu vực vốn được đánh giá là hot nhất như: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đống Đa, Hai Bà Trưng thì mức độ quan tâm về nhà ở riêng lẻ cũng giảm tương ứng: 24%, 28%, 25%, 11% và 15%.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc batdongsan.com.vn cho rằng: “Những biến động lớn của thị trường thời gian qua khiến nhà đầu tư có tâm lý cẩn trọng hơn. Bên cạnh đó, với việc thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm soát việc giải quyết thủ tục về chia tách thửa đối với đất nông nghiệp, gồm đất ở và đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không có đất ở… cũng đã tác động mạnh đến phân khúc này”.

Giá căn hộ chung cư tiếp tục leo thang

Trái ngược với sự trầm lắng của phân khúc đất nền, căn hộ chung cư tại thị trường Hà Nội lại ghi nhận giá bán tiếp tục leo thang. Số liệu báo cáo từ CBRE Việt Nam phân khúc căn hộ đã lập đỉnh trong quý II/2022. Trung bình giá bán thứ cấp ở ngưỡng 1.293 USD/m2, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh (4-5%).

Thị trường bất động sản: Căn hộ lên ngôi, đất nền trầm lắng
Căn hộ chung cư dù tăng giá nhưng vẫn được quan tâm, tìm mua. Ảnh: H.Phong

Theo ghi nhận thực tế, giá chung cư Hà Nội đang leo thang ở mức kỷ lục, có dự án tăng 10-15% so với cùng kỳ. Cơn “bão giá” chung cư đã khiến khu vực nội thành gần như không còn dự án dưới 35 triệu đồng/m2, các quận xa trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai,… giá căn hộ bình dân cũng đã chạm, thậm chí vượt mức 30 triệu đồng/m2.

Các dự án cao cấp ở một số quận trung tâm như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình ghi nhận mức tăng trên 10% theo năm. Nhu cầu tìm thuê căn hộ tăng 6%, tìm mua căn hộ tăng lần lượt 6% và 4% đối với phân khúc cao cấp, trung cấp, chỉ giảm nhẹ 3% ở phân khúc bình dân, đồng thời nguồn cung căn hộ bình dân lại ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

“Thị trường Hà Nội căn hộ giá thấp đã “biến mất” hoàn toàn từ đầu năm 2021. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, phân khúc cao cấp chiếm tới 55% nguồn cung mới của thị trường. Nhưng xét về tổng nguồn cung mới của các phân khúc thì lại giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung giảm sút, cùng với sự trượt giá vật liệu xây dựng đã đẩy giá nhà tăng cao”, Giám đốc bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam cho hay.

Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ tiếp tục chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ giữa phân khúc đất nền và căn hộ chung cư về mức độ quan tâm, số lượng giao dịch, cũng như tăng trưởng về giá, bất chấp việc tỷ lệ giao dịch đối với phân khúc căn hộ cũng không mấy sáng sủa (6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ hấp thụ căn hộ chung cư chỉ đạt trên 50% - số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam).

Trao đổi với phóng viên, chị Minh Thu, nhân viên Công ty TNHH Vân Phong chia sẻ, sau 5 năm kết hôn, gia đình chị tiết kiệm được khoảng hơn 1 tỷ đồng, lúc này chị quyết định tìm nhà để mua. Tuy nhiên, chị khá ngỡ ngàng vì tìm kiếm rất nhiều nơi nhưng giá thấp nhất của căn hộ chung cư cũng trên 40 triệu đồng/m2.

“Tìm căn hộ mới không thấy khả quan nên vợ chồng tôi chuyển sang tìm căn hộ đã qua sử dụng, nhưng muốn mua được một căn hộ ổn cũng phải hơn 2 tỷ đồng và phải đi về vùng ven. Sau đó, vợ chồng tôi quyết định vay họ hàng để mua căn hộ đã qua sử dụng tại Hoài Đức có diện tích 81m2 với giá 2,2 tỷ đồng”, chị Thu nói.

Mới kết hôn xong, vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Quân, làm việc tại Công ty Máy tính Hà Nội cũng có nhu cầu tìm mua căn hộ chung cư để xây dựng “tổ ấm” riêng. Được bố mẹ 2 bên hỗ trợ, cộng với tiền tiết kiệm của vợ chồng, anh Quân có trong tay khoảng 2 tỷ đồng. Anh Quân đang tìm căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích khoảng 70m2 tại khu vực Thanh Xuân để tiện cho công việc của 2 vợ chồng.

Tuy nhiên, anh Quân liên hệ với nhiều sàn môi giới bất động sản nhưng với khoản tài chính này họ đều cho rằng khó tìm. “Nghe thông tin giá bất động sản tăng, mình tưởng mỗi đất, ai ngờ chung cư cũng lên giá. Giờ cầm 2 tỷ đồng không biết mua dự án nào…”, anh Quân chia sẻ.

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nhận định: “Đà tăng giá sơ cấp của phân khúc căn hộ chung cư ở thị trường Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ khó có thể dừng lại trong bối cảnh chi phí đầu vào liên tục leo thang, nguồn cung mới khan hiếm, trong khi vẫn phải đương đầu với những khó khăn, như lạm phát, pháp lý... Trong thời gian tới, khi những yếu tố này vẫn còn tiếp diễn, đà tăng giá trên thị trường sơ cấp sẽ vẫn tiếp tục”.

Một số chuyên gia khác và nhà quản lý đều chung quan điểm rằng, việc leo thang về giá bán của phân khúc căn hộ chung cư, không mang đến tín hiệu khả quan và cũng không phải là cơ sở để đánh giá sự phục hồi của thị trường sau đại dịch Covid-19. Nó chỉ là sự tác động của những yếu tố khách quan, như lạm phát, vướng mắc về quy định pháp lý, Luật Đất đai chưa hoàn thiện sửa đổi, bổ sung... vì vậy, rất cần sự can thiệp sớm của cơ quan quản lý Nhà nước./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Những ngày qua, đại đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư tại Hà Nam đã “khuynh đảo” thị trường khi gần 80% quỹ hàng đợt 2 đã hết sau 2 giờ mở bán. Thực tế, nếu nhìn vào tiến độ xây dựng của đại đô thị, chắc chắn không ít nhà đầu tư cũng phải trầm trồ thán phục vì tốc độ xây nhanh không hề thua kém tốc độ họ… “xuống tiền”.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

Khi thị trường địa ốc đang tái định hình theo xu hướng dịch chuyển nhu cầu, bất động sản toạ lạc tại vùng lõi giao thương - tài chính trọng điểm không đơn thuần là nơi để ở, mà trở thành tài sản đầu tư mang tính chiến lược. Tại Hà Nội, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, khi khách hàng đang kiếm tìm một nơi an cư, vừa chạy đua để sở hữu một phần của tâm điểm thương mại sôi động nhất Hà Nội.
Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc của 6 dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là dự án liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động