Thị trường lao động đang ấm dần

(LĐTĐ) Theo dự báo của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội), thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng có xu hướng tăng cao, thị trường lao động sẽ khởi sắc dịp cuối năm.
Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động Nỗ lực phục hồi thị trường lao động

Nhu cầu tuyển dụng dần sôi động

Sau thời gian dài tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất để phòng, chống dịch, hiện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và có nhu cầu tuyển dụng để bổ sung vị trí lao động còn thiếu hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Theo khảo sát của phóng viên, nhu cầu tuyển dụng việc làm tại một số đơn vị, doanh nghiệp đang tăng trở lại. Cụ thể, tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh), Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh)... xuất hiện nhiều thông báo tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

Trên các trang web tuyển dụng việc làm hay trang thông tin của các khu công nghiệp cũng có nhiều nội dung liên quan đến tuyển dụng lao động ở nhiều vị trí. Chẳng hạn, Công ty Hitachi đang tuyển 100 công nhân sản xuất phụ tùng cơ khí ô tô, xe máy với mức thu nhập 6,6-8,6 triệu đồng/người/tháng. Công ty TNHH Canon cũng đăng tuyển dụng 1.000 lao động 18-35 tuổi… Theo Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Elentec (Khu công nghiệp Quang Minh) Chu Thị Nhung, Công ty có nhu cầu tuyển dụng 1.000 công nhân và nhân viên kỹ thuật để phục vụ dây chuyền sản xuất trong dịp cuối năm, đến nay đã tuyển dụng được 300 lao động. Hy vọng đến cuối tháng 11, Công ty sẽ tuyển đủ chỉ tiêu.

Thị trường lao động đang ấm dần
Kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng công nhân của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng, kinh doanh... cũng tăng cao. Tại sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội luôn có hơn 3.000 vị trí cần tuyển dụng với mức lương 7-20 triệu đồng/người/tháng, trong đó ngành bán hàng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Trên các website tuyển dụng lao động khác cũng đăng tải hàng nghìn vị trí kinh doanh chờ người lao động.

Chị Nguyễn Thu Huyền, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết: “Hơn 5 tháng qua, tôi không có việc làm, không có thu nhập, đời sống rất khó khăn. Hiện nay, nhịp sống đã bình thường trở lại, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nên tôi cũng tranh thủ nộp hồ sơ và đã được tuyển dụng làm nhân viên bán hàng cho một siêu thị mini ở gần nhà với mức lương hợp lý. Tôi rất phấn khởi”.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Long ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng cũng phấn khởi khi đã được tuyển dụng làm nhân viên của một Công ty kinh doanh về vật liệu xây dựng. “Trước đây tôi cũng làm việc trong lĩnh vực này nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên Công ty tôi tạm dừng hoạt động, tôi xin thôi việc. Nay thấy doanh nghiệp tuyển dụng vị trí phù hợp tôi nộp hồ sơ và may mắn trúng tuyển” - anh Long cho biết.

Chia sẻ về nhu cầu việc làm tại doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) cho biết, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của Tổng Công ty trong Quý III đến Tết Nguyên đán dự kiến tăng khoảng 10% để phục vụ kinh doanh tại các chuỗi siêu thị. Trong đó, nhân sự cần tuyển tập trung vào các vị trí: Quản lý các chuỗi siêu thị, làm công tác nghiệp vụ xuất - nhập khẩu, kế toán, hành chính, nhân viên bán hàng, thu ngân, công nghệ thông tin...

Còn Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành thì thông tin, qua các kênh thông tin tuyển dụng lao động cho thấy, các ngành nghề da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện có nhu cầu tuyển dụng khoảng 24.000 công nhân. Ngành kinh doanh thương mại điện tử sẽ “bùng nổ” nhu cầu do sức mua của người tiêu dùng, ước tính sẽ cần thêm 10.000 lao động trong những tháng cuối năm.

Tiếp tục “trợ lực” cho thị trường lao động

Đón bắt sự phục hồi và khởi sắc của thị trường lao động dịp cuối năm, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành chia sẻ, Trung tâm đã triển khai các hoạt động kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động theo nhiều hình thức. Cụ thể, Trung tâm triển khai công tác thu thập thông tin về vị trí việc làm còn trống, cập nhật nhu cầu tuyển dụng của đơn vị, doanh nghiệp, nhu cầu tìm việc của người lao động vào cơ sở dữ liệu việc làm, qua đó tổng hợp, phân tích để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối với doanh nghiệp và người lao động qua mạng xã hội Zalo, Facebook…

Cùng với đó, các cơ quan chức năng, các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội hiện đang tiếp tục triển khai tích cực các chính sách hỗ trợ của Trung ương, chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội đến với người dân, người lao động, doanh nghiệp khó khăn.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, Thành phố đã phê duyệt kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước, vận động xã hội hóa với số tiền trên 3.100 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 3,9 triệu người dân, người lao động, hộ kinh doanh, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây thực sự là “điểm tựa” giúp người dân, người lao động vượt khó, nhanh chóng ổn định cuộc sống, có động lực tìm kiếm việc làm; giúp doanh nghiệp có điều kiện ổn định, vực dậy sản xuất kinh doanh, tăng nhu cầu tuyển dụng.

Đối với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đồng hành với doanh nghiệp và người lao động, LĐLĐ Thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch “Công đoàn Thủ đô đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh”; ổn định đời sống, việc làm của người lao động. Trong đó, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động, yên tâm làm việc, đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp; sớm ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì đời sống, việc làm cho người lao động, với tinh thần “Lợi ích thì hài hòa, rủi ro cùng chia sẻ”.

LĐLĐ Thành phố cũng chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án khôi phục sản xuất, sắp xếp lại lao động; tham gia chủ động vào công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại cho người lao động tại doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giao kết hợp đồng lao động theo quy định pháp luật. Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố đã triển khai gói hỗ trợ 10 tỷ đồng cho 20.000 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để ổn định cuộc sống, trở lại làm việc.

Về phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã khẩn trương triển khai Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động vào ngày 15/10 vừa qua. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, các địa phương cần chủ động nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, qua đó có giải pháp kết nối, bảo đảm nguồn cung lao động phù hợp, tạo điều kiện để người lao động quay trở lại làm việc.

Bộ đề nghị, các doanh nghiệp cần có các chính sách thu hút để người lao động yên tâm làm việc... Về lâu dài, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung rà soát lại tình hình lao động, sản xuất, kinh doanh dưới góc độ trách nhiệm của ngành để đánh giá thực chất tình hình lao động, việc làm và thực trạng thiếu hụt lao động, cơ cấu lao động, sự chuyển dịch lao động qua đó, kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại làm việc./.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động