Thiết lập trật tự an toàn giao thông: Để “mắt thần” không "ngủ yên"!
Quyết liệt xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Tăng cường công tác phối hợp bảo đảm trật tự an toàn giao thông |
Với phương châm hướng đến thành phố thông minh, giao thông thông minh, Thành phố đã và đang triển khai hệ thống camera để điều tiết, quản lý Nhà nước về giao thông. Vì vậy, hơn lúc nào hết, phải sử dụng những “mắt thần” này một cách triệt để nhằm chấn chỉnh tình trạng “hỗn loạn” khi tham gia giao thông.
Vi phạm tái diễn
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 23.439,61km đường bộ (Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội quản lý 2.331,72km và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện quản lý 21.107,891km); 537 cầu các loại, tổng chiều dài 61km; 115 hầm, tổng chiều dài 8,75 km.
Giờ cao điểm xe máy, xe ô tô lấn làn nhau đã tắc càng thêm tắc |
Kết cấu hạ tầng giao thông khung đã và đang được hình thành theo quy hoạch, bao gồm: 7 tuyến vành đai; 19 tuyến hướng tâm (7 tuyến cao tốc hướng tâm, 8 tuyến quốc lộ, 4 tuyến hướng tâm kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh); mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch có 10 tuyến (tương ứng 417km), hiện nay mới hình thành và đưa vào khai thác được 12,5/417km theo quy hoạch (tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông). Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông/diện tích đất xây dựng đô thị tăng trung bình 0,25 - 0,3%/năm, tính đến tháng 6/2023 đạt 10,35%.
Với hệ thống hạ tầng như vậy, việc phát triển, đồng bộ giao thông có sử dụng khoa học công nghệ là hết sức cần thiết. Theo đó, nền móng thực sự cho việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông thông minh tại thành phố Hà Nội được bắt đầu năm 2014, thông qua việc Sở GTVT Hà Nội (được UBND Thành phố giao làm chủ đầu tư) triển khai dự án Cải tạo, nâng cấp trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi (Giai đoạn 1). Trong đó đầu tư trung tâm điều khiển tập trung đáp ứng yêu cầu cho điều khiển ngoại vi ở vùng giao thông trọng điểm từ Vành đai 2 trở vào và các nút trên tuyến quan trọng đến Vành đai 3, bao gồm: hạ tầng Trung tâm điều khiển tập trung, hệ thống phần mềm, lắp đặt thiết bị ngoại vi cho 235 nút giao thông. Tổng mức đầu tư khoảng 231 tỷ đồng và dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2015.
Hiện nay Trung tâm điều khiển giao thông thuộc Công an Thành phố quản lý với trên 600 camera tại 137 nút giao và vị trí. Hệ thống này truyền thông tin về Trung tâm phục vụ công tác giám sát và phạt nguội. Trung tâm cũng được kết nối đến tủ điều khiển tín hiệu đèn tại 487/550 nút trong tổng số khoảng 2.310 nút giao thông của Thành phố.
Thực tế cho thấy, hiện hệ thống camera giám sát đã phát huy hiệu quả tích cực và từng bước được nhân rộng tại các nút giao thông phức tạp. Theo quan sát, tại các nút giao thông có gắn camera, việc tuân thủ hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông được người điều khiển phương tiện thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa chấp hành nghiêm. Tuyến đường Nguyễn Trãi là ví dụ. Theo đó, đoạn từ Vũ Trọng Phụng tới Nguyễn Tuân vẫn xuất hiện tình trạng dòng xe đi ngược chiều từ khu vực cổng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên (336 Nguyễn Trãi) để nhập vào đường Vũ Trọng Phụng.
Tương tự, trên Đại lộ Thăng Long, khu vực được trang bị hệ thống camera giám sát tương đối đồng bộ thì vẫn xuất hiện hiện tượng người điều khiển xe máy cố tình đi vào làn đường dành cho ô tô. Đáng chú ý, Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Quốc lộ 21A cũ, dài hơn 30km, đi qua 2 quận và 3 huyện của Thủ đô. Tuyến đường được thiết kế với làn dành riêng cho ô tô có vận tốc 80-100 km/h. Dọc tuyến có rất nhiều điểm ra vào, giao cắt, hầm chui kết nối với các quận, huyện… Tại các điểm giao tuyến đường nhánh với đại lộ đều đặt biển cấm xe máy lưu thông vào làn đường dành cho ô tô, tuy nhiên, một bộ phận nhỏ người tham gia giao thông vẫn “phớt lờ” các quy định và vi phạm.
Ở góc độ Sở GTVT Hà Nội, Sở cũng quản lý các phương tiện qua hệ thống thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên các phương tiện kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra dữ liệu vi phạm về thời gian làm việc của lái xe, truyền dữ liệu giám sát hành trình, vi phạm tốc độ do Sở GTVT Hà Nội khai thác từ Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam thì tháng nào cũng có phương tiện vi phạm. Đáng chú ý, qua danh sách của Sở GTVT Hà Nội, tính riêng tháng 12/2023 có 1.149 phương tiện vi phạm tốc độ. Phương tiện vi phạm tốc độ ít nhất là 6 lần và nhiều nhất là 1.063 lần. Trong đó, có xe đầu kéo thuộc quản lý của Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ B.C vi phạm tới 1.063 lần/90,58472km. Dĩ nhiên, những trường hợp vi phạm được trích xuất từ camera giám sát hay thiết bị giám sát hành trình sẽ bị xử lý. Đó có thể là phạt nguội hoặc không cấp mới, cấp lại phù hiệu, biển hiệu đối với đơn vị kinh doanh vận tải.
Tuy nhiên, băn khoăn dư luận đặt ra là việc có camera giám sát, có thiết bị giám sát hành trình nhưng phương tiện vẫn vi phạm. Vậy phải chăng hệ thống “mắt thần” không có nhiều tác dụng răn đe?
Cần xử lý như đo nồng độ cồn
Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn cũng như chế tài xử phạt đã khá đầy đủ, câu hỏi đặt ra tại sao vi phạm về giao thông vẫn cứ diễn ra? Trên cao tốc, cứ có khoảng trống là vượt; trong nội đô cứ khoảng trống các phương tiện “thi nhau” điều khiển xe đi vào. Xe máy đi vào làn ô tô, ô tô dàn hàng ngang trên đường dành cho xe máy, đường phố vào giờ cao điểm đã tắc càng tắc thêm.
Có hệ thống “mắt thần” giám sát nhưng những hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn Thủ đô vẫn tái diễn. Ảnh: Đinh Luyện |
Bàn về câu chuyện thực thi pháp luật, một số người nói rằng, giá lĩnh vực nào cũng thực thi nghiêm như quy định đã uống rượu, bia thì không lái xe (đo nồng độ cồn) thì không xảy ra những hệ lụy đáng tiếc. Trên tinh thần đó, khi trao đổi với phóng viên về chủ đề giao thông, một số người hiến kế: Từ bài học về đo nồng đồ cồn, trong lĩnh vực giao thông, khi Thành phố đã và đang tiến hành lắp đặt hệ thống Camera giám sát để hướng tới thành phố thông minh, giao thông thông minh thì bên cạnh “chế tài” phạt nguội như hiện nay, Thành phố cần tiếp tục xin cơ chế “đặc thù” xử phạt ở mức nặng cao hơn.
Ví dụ, trong hàng ngàn, hàng trăm ngàn phương tiện giao thông cùng tham gia vào giờ cao điểm, cơ quan chức năng không thể xử phạt nhiều phương tiện cùng một lúc, mà qua hệ thống camera giám sát được gửi về trung tâm điều hành, tiến hành xử lý điểm, xử lý thật nghiêm các phương tiện vi phạm (xe đạp, xe máy, xe ô tô). Nhẹ thì phạt tiền, tái phạm 2 lần trở lên tước bằng lái. Tuy nhiên, khi các phương tiện trên đã bị xử phạt, được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin như xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn… chắc chắn mỗi người dân khi tham gia giao thông sẽ tuân thủ luật hơn. Làm được điều này dần dần hạn chế ùn tắc giao thông, đồng thời là “tấm gương” để du khách đến Thủ đô Hà Nội công tác, du lịch thấy rằng người Hà Nội văn minh, thực sự “có văn hóa giao thông”.
Ông Trần Nghiêm, ở phường Ngã Tư Sở quận Đống Đa, người từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giao thông cũng đồng ý với quan điểm trên. Bác Nghiêm cho rằng tái cơ cấu hạ tầng với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng dân số là câu chuyện dài vì liên quan đến vấn đề quy hoạch, tài chính… song trong thời buổi cách mạng 4.0, chúng ta cũng cần áp dụng triệt để yếu tố công nghệ vào quản lý. Chẳng cần phải ra hiện trường, cứ “giám sát” qua hệ thống camera rồi tiến hành xử phạt thật nghiêm chẳng ai giám vi phạm. “Ngay đoạn đường Láng, hay Nguyễn Trãi… các tuyến phố đến hẹn là tắc. Nếu chúng ta xử lý nghiêm, tôi tin kể cả giờ cao điểm làn nào phương tiện ấy, không có chuyện “lấn sân” nhau để xảy ra nạn tắc kinh niên, cũng như xấu đi hình ảnh đẹp của văn hóa giao thông” ông Nghiêm nói.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34