Thoát nước mùa mưa: “Đến hẹn”… lại lo!

(LĐTĐ) Những diễn biến phức tạp của thời tiết, những bất cập của hạ tầng đô thị khiến công tác chống úng ngập năm 2023 của Hà Nội vẫn chưa có nhiều khởi sắc so với các năm trước đây. Tình trạng “giật gấu vá vai, thủng đâu đắp đó” vẫn là bài toán nan giải của các đơn vị trong ngành Thoát nước Hà Nội.
Đảm bảo thoát nước mùa mưa Hà Nội: Rà soát, thay thế cây xanh có nguy cơ gãy đổ trước mùa mưa bão

Nhiều điểm úng ngập sau mưa

Chỉ mới trải qua vài cơn mưa đầu mùa nhưng khu dân cư số 49 Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, đã ngập sâu, nhiều nơi nước tràn vào nhà khiến người dân khổ sở. Bà Nguyễn Thị Phúc, tổ dân phố 49, ngao ngán: “Mưa lớn đã đành, đây mưa chỉ liu riu vài giờ nước cũng đã ngập sâu mấy ngày mới thoát hết, tình trạng này làm xáo trộn mọi sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh”. Nguyên nhân được người dân phản ánh là do hệ thống thoát nước chính của khu bị xây lấn chiếm, thu nhỏ trong khi đường thoát nước của Thành phố lại nằm xa khu vực khiến toàn tổ dân phố như một lòng chảo hứng nước mưa mà không có chỗ thoát.

Thoát nước mùa mưa:  “Đến hẹn”… lại lo!
Chỉ mới trải qua một cơn mưa nhỏ đầu mùa nhưng người dân tổ dân phố 49 Bạch Đằng cũng đã phải chịu cảnh úng ngập trong nhiều ngày.

Cách đó không xa, phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy là địa điểm thường xuyên xảy ra úng ngập mỗi khi lượng mưa từ 50-70mm diễn ra trong thời gian một giờ. Theo đại diện Xí nghiệp Thoát nước số 3, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến úng ngập là do vị trí úng ngập thấp hơn khu vực xung quanh khoảng 30cm, cho nên khi mưa, nước dồn về nhanh. Việc tiêu thoát nước tại đây phụ thuộc vào tuyến cống phố Minh Khai và mương Vĩnh Tuy. Tuy nhiên, dự án cống hóa mương Vĩnh Tuy đã hoàn thành thi công, nhưng chưa bàn giao cho đơn vị quản lý, duy tu. Lượng bùn đất trong lòng cống tồn đọng lớn, đáy cống không bảo đảm độ dốc, ảnh hưởng đến việc tiêu, thoát nước.

Hai ví dụ trên cho thấy những vướng mắc về hạ tầng cùng với diễn biến thời tiết cực đoan chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng úng ngập cục bộ của Hà Nội. Hiên, Hà Nội vẫn chưa xây dựng được bài toán tổng thể cho quy hoạch thoát nước mà vẫn chỉ là “thủng đâu vá đó”. Theo tính toán của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, trong năm 2023, với các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm/giờ, Hà Nội sẽ không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố. Song, đối với các trận mưa có lượng mưa từ 50 - 70mm/giờ, Hà Nội dự kiến sẽ có 11 điểm/khu vực úng ngập gồm phố: Nguyễn Khuyến, Hoa Bằng, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa, Cao Bá Quát, Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho), Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy), Nguyễn Chính, Đại lộ Thăng Long, phố Ngọc Lâm, đường Hoàng Như Tiếp. Ngoài ra, 1 điểm Nguyễn Chính đã được đầu tư cải tạo thoát nước năm 2022, cần theo dõi đánh giá trong mùa mưa năm nay.

Đặc biệt, với các trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa đến 100mm/giờ trở lên, gây quá tải cho hệ thống thoát nước, dự kiến trên địa bàn thành phố xuất hiện thêm 19 điểm/khu vực úng ngập cục bộ, gồm: Phố Tông Đản, Đinh Tiên Hoàng, Phùng Hưng, ngã ba Cầu Giấy - Dịch Vọng, phố Mạc Thị Bưởi, Quan Nhân, Cự Lộc, Nguyễn Trãi, Phan Văn Trường, Dương Đình Nghệ, Trần Bình, Kẻ Vẽ, Ecohome3, Khu đô thị Resco, phố Đỗ Đức Dục, đường Nguyễn Xiển, Cổ Linh - Đàm Quang Trung, Quốc lộ 3 đoạn qua xã Mai Lâm (huyện Đông Anh) và đường 23B đoạn qua thôn Cổ Điển (huyện Đông Anh).

Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng tại các khu vực trên là do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật và các công trình thoát nước đầu mối theo quy hoạch chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống thoát nước vẫn chủ yếu bằng phương pháp tự chảy, phụ thuộc vào mực nước sông Nhuệ, sông Cầu Bây… Ngoài ra, một số dự án thi công kéo dài như: Dự án xây dựng nhà ga S12 - dự án Đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội); dự án nạo vét sông Cầu Bây; dự án thi công tuyến kênh La Khê thuộc dự án Cải tạo hệ thống tiêu thoát nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội; dự án cống hóa mương Thụy Khuê… và một số dự án thoát nước đã hoàn thành nhưng chậm bàn giao đưa vào sử dụng như hệ thống thoát nước thuộc gói thầu CP3, CP4 dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội… đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thoát nước tại Thủ đô.

Liên quan đến công tác thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho biết: Ngay từ khi kết thúc mùa mưa năm 2022, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, nạo vét các trục mương, cống thoát nước chính, nạo vét duy trì hệ thống cống, ga thu, cống ngang, cống ngầm, kênh dẫn... Đặc biệt, đơn vị chú trọng tới các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập, các tuyến kênh dẫn vào ra các trạm bơm: Yên Sở, Đồng Bông, Bắc Thăng Long - Vân Trì... bảo đảm độ dốc thủy lực, thông thoáng dòng chảy.

Được biết, nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát nước, Sở Xây dựng đã giao Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố tổ chức triển khai lập đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đánh giá tác động môi trường 8 dự án thoát nước gồm: Dự án Xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông, giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng; dự án Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây, thị xã Sơn Tây với tổng mức đầu tư là 501 tỷ đồng; dự án Xây dựng hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy nước xử lý nước thải Yên Sở với tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng.

Dự án Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ, giai đoạn 1 với kinh phí 1.300 tỷ đồng (tổng mức đầu tư là 7.169 tỷ đồng); xây dựng dự án trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và xây dựng tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên, tổng mức đầu tư là 789,982 tỷ đồng; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ, tổng mức đầu tư là 2.950 tỷ đồng; xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ, tổng mức đầu tư là 1.400 tỷ đồng và dự án cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm với tổng mức đầu tư là 4.740 tỷ đồng.

Có thể nói, việc triển khai xây dựng các dự án nhằm nâng cao năng lực thoát nước của Thủ đô là hết sức cần thiết, đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi mà mùa mưa 2023 đang đến gần với nhiều cảnh báo bất thường thì hiện trạng hệ thống thoát nước của Thành phố vẫn chưa có gì thay đổi với nhiều nguy cơ úng ngập cục bộ.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. Dự kiến chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Chung sức, đồng lòng, cùng với các lực lượng chức năng, công nhân môi trường, những ngày qua đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tổng vệ sinh, vận chuyển rác thải, cành cây do cơn bão số 3 làm gẫy đổ, tồn đọng nhằm trả lại cảnh quan đô thị sạch đẹp. UBND các phường cũng tổ chức phun khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

(LĐTĐ) Theo dự báo, bão số 4 cường độ không mạnh như siêu bão Yagi, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Chính vì vậy, người dân các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/9, mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng, có khả năng gây mưa rào và dông cho các khu vực nội thành Hà Nội như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...
Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89- 102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc nước ngập chuyển màu đỏ bất thường khu tập thể Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra do Công an quận chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND phường Cổ Nhuế 2 tiến hành kiểm tra, xác minh.
Xem thêm
Phiên bản di động