Thu hồi xe cũ nát để bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Tại đô thị lớn như Hà Nội, phương tiện giao thông cũ nát, quá niên hạn sử dụng được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc thu hồi xe không đủ điều kiện lưu hành, giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải phương tiện giao thông “quá đát” trên thực tế vẫn còn là thách thức lớn, đòi hỏi các ngành chức năng cần sớm có cơ chế khuyến khích người dân cũng như lộ trình giảm thiểu cụ thể theo từng giai đoạn.
Thu hồi xe máy cũ: Cũng cần lộ trình cụ thể Hà Nội thí điểm thu hồi xe máy cũ, hỗ trợ đến 4 triệu/xe

Sao vẫn khó thực hiện?

Phát thải khí thải từ các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong đô thị. Để kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra những lộ trình kiểm soát. Nhiều cơ quan chức năng, địa phương cũng đã thực hiện các nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhưng đến thời điểm hiện tại kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Theo tìm hiểu, hiện việc triển khai các giải pháp kiểm soát về chất lượng an toàn khí thải và bảo vệ môi trường chủ yếu được áp dụng với phương tiện ô tô. Quá trình kiểm soát này tương đối chặt chẽ, được thực hiện từ khi sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và trong suốt quá trình tham gia giao thông.

Thu hồi xe cũ nát để bảo vệ môi trường
Hà Nội tổ chức thí điểm chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô và đã nhận được nhiều sự hưởng ứng, ủng hộ của người dân. Ảnh: Phương Ngân

Trong đó, đối với xe ô tô nhập khẩu và lắp ráp sẽ được áp dụng mức phát thải khí thải Euro 4 và dự kiến đến 1/1/2022 thống nhất áp dụng mức phát thải khí thải Euro 5 đối với xe nhập khẩu, lắp ráp mới. Riêng với mô tô, xe máy nhập khẩu hiện cũng đang được áp dụng mức khí thải Euro 2 và Euro 3 (triển khai từ 1/7/2007 theo Quyết định 249/2005 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng Euro 3 từ ngày 1/1/2017 theo Quyết định 49/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Tuy nhiên, trên khía cạnh pháp lý, hiện Luật Giao thông đường bộ 2008 chưa có quy định việc bắt buộc phải kiểm tra khí thải định kỳ đối với mô tô, xe máy đang lưu thông. Đây là một trong những rào cản lớn khiến công tác kiểm soát khí thải mô tô, xe máy khó đi vào thực tế. Đáng chú ý, xe máy vẫn là phương tiện giao thông phổ biến nhất của người dân. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, số lượng xe máy cao gấp nhiều lần ô tô. Theo số liệu thống kê quý 1/2019 từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thành phố có hơn 5,7 triệu xe máy và số lượng này được tăng đều qua các năm.

Có một điểm đáng lưu tâm đã được chỉ ra là xe máy càng cũ nát thì lượng phát thải khói càng cao, trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn giao thông. Phân tích từ các cơ quan chuyên môn cho thấy, một chiếc xe máy hoạt động sẽ thải ra 80 - 90% khí CO và khí NO, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Dĩ nhiên, với xe “quá đát” thì lượng khí thải ra còn cao gấp nhiều lần thống kê trên.

Lấy ví dụ, từ chương trình Xe sạch - Trời xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh được Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện năm 2020 cho thấy, trong 2.740 xe từ 10 năm trở lên, có 1.077 xe không đạt TCVN (các tiêu chuẩn về khí thải và tiếng ồn trong Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam –PV) khí thải mức 1, chiếm 39,31%; 1.169 xe không đạt TCVN khí thải mức 2, chiếm 42,66%. Kiểm tra 2.570 xe từ 7 đến 10 năm, có 424 xe không đạt TCVN khí thải mức 1, chiếm 16,5%; 536 xe không đạt TCVN khí thải mức 2, chiếm 20,86%...

Dẫn như vậy để thấy, phương tiện tham gia giao thông càng cũ thì nguy cơ xả thải gây ô nhiễm càng lớn. Hệ lụy là, các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

Nguy hại là vậy song xe máy cũ với lượng phát thải lớn lại thường là “cần câu cơm”, được những người thu nhập thấp sử dụng để chở hàng hóa. Theo ghi nhận, số người sử dụng xe máy “quá đát” chủ yếu lưu thông vào các khung giờ 3 - 5h sáng và từ 22h đêm đến 3h sáng. Các loại xe “quá đát” này phần lớn chỉ trơ lại bộ khung bằng sắt hoen gỉ, không còi, không đèn chiếu sáng, đèn xi nhan, không gương. Thậm chí, nhiều xe không có đăng ký xe, không có biển số… phương tiện thường tập trung ở các chợ đầu mối, được người dân sử dụng để chở hàng hóa vào các khu vực nội thành.

Bên cạnh việc sử dụng xe máy cũ làm phương tiện mưu sinh, một bộ phận người dân chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. Nhiều người hiện vẫn giữ thói quen sử dụng phương tiện trong một thời gian dài mà không có sự chăm sóc, sửa chữa. Theo một chủ cửa hàng sửa xe trên đường Trần Phú (Hà Đông), không ít chủ phương tiện chỉ mang xe đến cơ sở sửa khi phải “bổ máy”, làm lại hơi, tăng công suất hoặc lắp thêm giá chở hàng, giảm xóc…

Xe cũ, lại ít được chăm sóc, đại tu nên khi vận hành dễ gây ra hiện tượng ì máy, xả ra nhiều khói đen.Chủ cửa hàng sửa xe này cũng cho biết, việc sử dụng xe cũ dù đã được sửa chữa nhưng thường không bảo đảm điều kiện an toàn. Do vậy, nếu sử dụng để chở hàng cồng kềnh, nặng, người điều khiển không làm chủ được tốc độ… thì nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao.

Không quyết liệt khó thành công

Theo tìm hiểu, để giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải phương tiện giao thông “quá đát” hiện nhiều quốc gia không quy định niên hạn đối với xe máy, mà quản lý trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật, khí thải đạt thì được tham gia giao thông và ngược lại. Cụ thể, tại Bangkok (Băng Cốc) - thủ đô của Thái Lan là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng, trong đó nguyên nhân chính đến từ giao thông.

Trên địa bàn Hà Nội hiện có hàng triệu xe máy cũ nát, có tuổi đời trên 20 năm, thậm chí từ 30-50 năm không còn đủ điều kiện sử dụng, khí thải ra môi trường lớn, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định về niên hạn sử dụng của xe máy mà chỉ có quy định về niên hạn đối với ô tô tại Nghị định 95/2009/NĐ-CP, do vậy thu hồi xe máy cũ nát không hề đơn giản. Ngoài ra, những chương trình của Hà Nội như “Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô” dù là chủ trương đúng đắn được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ song thực tế cũng chỉ là một trong những giải pháp tạm thời bởi hiện vẫn còn một số người dân e ngại chưa muốn mang xe đi đổi vì cho rằng số tiền hỗ trợ còn thấp, trong khi giá trị của phương tiện giao thông mới cao gấp nhiều lần, nên nhiều gia đình không có khả năng chi trả.

Để giảm thiểu, Thái Lan đưa vào áp dụng các biện pháp cụ thể để kiểm soát khí thải trong lĩnh vực giao thông nhằm cải thiện chất lượng không khí như kiểm tra khí thải cho các phương tiện giao thông. Tháng 12/2019, Bangkok kiểm tra chặt chẽ các phương tiện thải ra khói đen và cấm các phương tiện này di chuyển trên các đường phố cho đến khi bảo dưỡng, sửa chữa.

Đến đầu năm 2020, Bangkok đã thiết lập 33 trạm kiểm soát trên khắp thành phố với các thiết bị đặc biệt để đo các chất ô nhiễm từ khí thải của các các phương tiện. Xe vi phạm hay “không đạt chuẩn” được ghi lại và đánh dấu bằng nhãn dán, trong khi đó, chủ phương tiện được cho thời hạn một tháng để khắc phục tình trạng của xe. Các quan chức sẽ theo dõi từng trường hợp bằng cách sử dụng thông tin liên lạc và biển số xe đã lưu lại, nếu chủ sở hữu phớt lờ; hoặc không bảo dưỡng, sửa chữa xe đúng thời hạn, xe của họ sẽ bị tạm giữ. Chỉ riêng trong tháng 1/2020, hơn 8.000 các loại phương tiện đã được tiến hành kiểm tra khí thải.

Trở lại câu chuyện giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải phương tiện giao thông “quá đát” đang được triển khai tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội. Theo tìm hiểu, trước những băn khoăn việc kiểm soát khí thải xe máy sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh kế của người lao động nghèo, chia sẻ về vấn đề này, tại toạ đàm “Kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí” do Báo Giao thông tổ chức, ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết, vấn đề sinh kế của người dân sẽ không ảnh hưởng quá nhiều, bởi mục tiêu của việc kiểm soát phát thải khí thải là nhằm nâng cao hơn nữa mức tiêu chuẩn an toàn khí thải nên người dân vẫn có phương tiện để sử dụng.

Thu hồi xe cũ nát để bảo vệ môi trường
Xe máy cũ với lượng phát thải lớn thường là “cần câu cơm”, được những người thu nhập thấp sử dụng để chở hàng hóa. Ảnh: Giang Nam

“Khi ban hành quy định kiểm soát phát thải khí thải xe mô tô, gắn máy để bảo vệ môi trường có phát sinh chi phí để thực hiện kiểm định. Chúng tôi cho rằng mức chi phí đó cũng đã có tính toán, không đáng kể. Có một số phương án triển khai như thu từ trực tiếp người dân hoặc thông qua các thuế, phí bảo vệ môi trường và trả lại cho bên kiểm tra. Đó là các cách thức mà sau này các cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu…” - ông Đặng Trần Khanh thông tin.

Ở góc độ đề ra phương hướng, lộ trình, được biết Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 172/KH-UBND về thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Kế hoạch nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ích lợi của việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy và thu hồi xe máy cũ, trách nhiệm và quyền lợi của người dân. Bước đầu hình thành thói quen về bảo dưỡng và kiểm định khí thải xe máy định kỳ; loại bỏ xe máy cũ không đảm bảo an toàn kỹ thuật và môi trường (khí thải), góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng không khí.

Mới đây nhất, từ ngày 12 đến 30/11, Hà Nội tổ chức chương trình "Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô" nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành, thực thi các giải pháp cải thiện chất lượng không khí và quản lý giao thông hiệu quả. Chương trình nói trên đã thu được những hiệu ứng tích cực từ dư luận. Nhiều người dân đã mang phương tiện cá nhân đến để được bảo dưỡng cũng như hướng dẫn các thủ tục để hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới.

Được biết, hoạt động đo, kiểm soát khí thải xe máy đồng thời hỗ trợ người dân đổi xe cũ lấy xe mới trên bao gồm: Đo kiểm khí thải, thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ mà người dân thải bỏ và hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới, khảo sát ý kiến người dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy. Đối với xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002, thuộc 5 hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM, người dân có nhu cầu chuyển đổi sang xe máy mới sẽ được tư vấn, hướng dẫn. Nếu đáp ứng các điều kiện của chương trình, chủ phương tiện sẽ nhận được các mức hỗ trợ tối đa lên đến 4 triệu đồng (khoản hỗ trợ tùy theo chính sách khuyến mại của từng hãng xe và giảm giá trực tiếp trên giá xe mới)…

Trong bối cảnh tình trạng chất lượng không khí tại Hà Nội ngày càng xấu, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân thì việc cần sớm xây dựng lộ trình thu hồi xe máy cũ nát là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc sớm có quy định về niên hạn, xác định các phương tiện xe máy cũ, nát thì các cơ quan chức năng cần có những biện pháp ưu tiên, khuyến khích sử dụng các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như xe điện, xe khí đốt hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng… để từng bước thay thế các nguyên liệu truyền thống.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển các loại phương tiện này để thu hút người dân sử dụng, từng bước hướng đến mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cuộc sống của người dân theo các mục tiêu đã đề ra./.

Ý kiến

Ông Nguyễn Minh Mười, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội:

Cần sớm ban hành quy định thu hồi xe máy cũ

Chất lượng không khí trong cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố nói riêng đang diễn biến phức tạp. Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí có xu hướng tăng lên. Xe máy, xe cơ giới cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đến tháng 3/2019, Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe máy, trong đó có hàng triệu xe cũ. Và để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông cần phải ban hành quy định đối với xe máy như việc thu hồi xe máy cũ trong những năm tới.

----------------------------------------

Ông Lê Đỗ Phương, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, quận Hoàn Kiếm:

Phương tiện quá cũ sẽ ảnh hưởng chất lượng môi trường

Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng với đời sống con người và phát triển xã hội. Một trong những vấn đề đang được quan tâm là ô nhiễm không khí, và nó đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý. Những năm gần đây, quận Hoàn Kiếm đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp giảm ô nhiễm không khí như: Thay thế 100% bếp than tổ ong bằng các bếp thân thiện môi trường; tổ chức tuyến phố đi bộ để giảm lượng xe cơ giới, giảm khí thải và giảm bụi từ ô tô…

Sự tham gia của các phương tiện giao thông, trong đó có khí thải từ ô tô, xe máy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Hà Nội. Các phương tiện quá cũ, không đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm soát khí thải sẽ tạo ra các chất ô nhiễm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường. Thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thành phố là cơ sở, giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường không khí.

----------------------------------------

Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường):

Cung cấp thông tin thực tiễn để xây dựng quy chuẩn khí thải

Trong các năm vừa qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam nói chung, cũng như một số đô thị lớn nói riêng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn. Một trong những nguyên nhân chính gây ra là xuất phát từ hoạt động giao thông vận tải, trong đó có các hoạt động của phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành.

Để kiểm soát, bên cạnh các văn bản từ Chính phủ, gần đây Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) đã quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, ban hành các quy chuẩn quốc gia về khí thải của phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành để trình Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng các quy chuẩn này.

Chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin về mức phát thải của xe mô tô, gắn máy đang lưu hành; đánh giá được hiệu quả của các giải pháp sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông, cơ giới; cung cấp thông tin thực tiễn để xây dựng chính sách, quy chuẩn khí thải và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí.

Kết quả của chương trình là căn cứ quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm soát khí thải. Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đồng hành, phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả Chương trình vô cùng ý nghĩa này./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/9, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp: Chỉ còn vài tiếng nữa bão số 4 gió giật cấp 11 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, Quảng Trị

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 11h ngày 19/9, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10. Dự kiến chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

Đưa phố phường trở lại xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Chung sức, đồng lòng, cùng với các lực lượng chức năng, công nhân môi trường, những ngày qua đông đảo nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tổng vệ sinh, vận chuyển rác thải, cành cây do cơn bão số 3 làm gẫy đổ, tồn đọng nhằm trả lại cảnh quan đô thị sạch đẹp. UBND các phường cũng tổ chức phun khử khuẩn để phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão.
Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

Tin bão mới nhất: Bão số 4 gió giật cấp 10 áp sát vùng biển Đà Nẵng, gây mưa rất lớn

(LĐTĐ) Theo dự báo, bão số 4 cường độ không mạnh như siêu bão Yagi, gió chỉ giật đến cấp 10. Tuy nhiên, bão số 4 sẽ gây ra một đợt mưa khá lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Chính vì vậy, người dân các địa phương tuyệt đối không được chủ quan.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/9, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng.
Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

Thời tiết mới nhất: Cảnh báo mưa lớn cục bộ khu vực nội thành Hà Nội, đề phòng ngập úng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 19/9, mây đối lưu tiếp tục phát triển, mở rộng, có khả năng gây mưa rào và dông cho các khu vực nội thành Hà Nội như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm...
Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

Tin bão mới nhất: Hoàn lưu bão số 4 rất rộng gây mưa cường suất lớn, cảnh báo lụt lội nhiều địa phương

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.
Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

Cập nhật áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên và chỉ đạo ứng phó cụ thể

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới hiện tại đang hoạt động mạnh trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, với sức gió gần tâm đạt cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo, trong 24-48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão, với cường độ dự kiến đạt cấp 8, giật cấp 10.
Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin bão mới nhất: Dự báo ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (bão số 4). Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89- 102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

Công an vào cuộc làm rõ vụ nước ngập có màu đỏ bất thường ở quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc nước ngập chuyển màu đỏ bất thường khu tập thể Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra do Công an quận chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND phường Cổ Nhuế 2 tiến hành kiểm tra, xác minh.
Xem thêm
Phiên bản di động