Thực hành tiết kiệm, cội nguồn thành công
Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm Tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí |
Tại mỗi kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, các đại biểu đều chất vấn về những lĩnh vực liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. |
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/Thiếu một mùa, thì không thành trời/Thiếu một phương, thì không thành đất/ Thiếu một đức, thì không thành người”. Vì vậy, ngoài nêu cao đạo đức cách mạng, Người còn là hình mẫu về “cần - kiệm - liêm - chính”, về sự giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống thường nhật.
Bởi thế, dù là một Nguyên thủ quốc gia nhưng Bác luôn giữ lối sống cần kiệm, mộc mạc vốn có. Sống trong căn nhà sàn giản đơn, xây bằng gỗ thường, Bác sử dụng tầng dưới làm nơi họp Bộ Chính trị, làm việc với các cán bộ, ban ngành, hay tiếp đoàn khách, bạn bè đồng chí và các cháu thiếu niên, nhi đồng. Đời sống riêng của Bác gói gọn trong căn phòng hơn 10 mét vuông ở tầng trên, đồ đạc cũng vô cùng đơn giản và là đồ thiết yếu: Chiếc giường đơn trải chiếu cói, bộ bàn ghế, chiếc máy thu thanh, vài cuốn sách, cái quạt nan,…Thậm chí, giữa Thủ đô Hà Nội náo nhiệt, Bác chỉ cần một căn nhà khiêm tốn vậy thôi, những gì tốt hơn, tiện hơn vẫn là để hết cho dân. Ví như bữa ăn thanh đạm của Bác với dưa cà, thỉnh thoảng mới có thịt. Hay bộ quần áo của Bác cũng chỉ loanh quanh vài bộ cùng kiểu, vá đi vá lại. Bác bảo rằng “Nước ta còn chưa giàu, dân ta còn khổ, chưa đủ nhà ở. Bác ở như thế này là tốt lắm rồi”…
77 mùa Thu cách mạng đã đi qua, 53 năm sau ngày Người mất, đặc biệt sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước nói chung, Hà Nội nói riêng đã, thu được những thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội hết sức quan trọng, song bên cạnh đó xảy ra tình trạng lãng phí, thậm chí biểu hiện lối sống xa hoa của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân. Xác định muốn xây dựng Đảng phải bắt đầu bằng “thực hiện đạo đức cách mạng”, muốn phát triển kinh tế phải triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, do đó thời gian qua, Hà Nội là đảng bộ đi đầu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ví dụ sinh động nhất, tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 (ngày 22/8) tại Nhà Quốc hội, báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết: Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, địa phương đã tiết kiệm được gần 41.461 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước...
Ngày 16/7/2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3569/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội, trong đó đã đề ra một số mục tiêu cụ thể về thực hành tiết kiệm đến năm 2025. Hòa trong không khí kỷ niệm 77 năm Quốc khánh mùng 2/9; 53 năm ngày Người đi xa, tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Thủ đô Hà Nội đã và sẽ đi tiên phong trên mặt trận thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách thực chất, hiệu quả nhất. |
Dự và phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, điểm sáng của thành phố Hà Nội là thực hiện rất tốt, rất nỗ lực Nghị quyết số 18-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thành phố đã có ban chỉ đạo về vấn đề này, các đơn vị sự nghiệp công tiết kiệm cả về số lượng cán bộ cấp phòng; biên chế sự nghiệp của thành phố chưa dùng hết, nhờ đó, tỷ lệ chi thường xuyên của Hà Nội ở khoảng 49-51%. Đây là con số rất lý tưởng.
Bên cạnh đó, Hà Nội chú trọng cắt giảm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, qua đó tiết giảm được nhiều chi phí, từ vệ sinh môi trường, sửa chữa đê điều, chiếu sáng… Thành phố chủ động rà soát thường xuyên dự án treo, dự án chậm tiến độ. Tỷ lệ thu nội địa (chủ yếu từ thực lực nền kinh tế) của Hà Nội lớn…
Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công. Hà Nội đang rất nỗ lực làm tốt công việc này; rà soát, đánh giá phân loại từng loại tài sản công, nhất là tài sản đất đai; giám sát toàn bộ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư. Thành phố chú trọng nâng cao hiệu quả trên ba lĩnh vực: Tài chính, tài sản công (nghiên cứu toàn bộ đơn giá, định mức, trước hết ở lĩnh vực giáo dục); đất đai và các dự án đầu tư công; đẩy mạnh vận hành hệ thống chính quyền, trọng tâm là quản lý đô thị…
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong bộ máy hành chính, chi tiêu công như trên, ngay trong “nội tại” của mỗi cán bộ, người dân Thủ đô, thời gian qua, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được đặt lên hàng đầu. Điển hình, trên khắp địa bàn của Thủ đô từ nội thành đến ngoại thành thời gian qua nhiều gia đình, đơn vị đã, đang tổ chức đám cưới theo đời sống mới (Chỉ thị số 11 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội). Thay vì cỗ bàn linh đình, xa hoa, tốn kém, các gia đình đã tổ chức tiệc ngọt. Với các đơn vị, như ngành Giáo dục- Đào tạo Thủ đô, ngành Y tế… những năm qua vào dịp kỷ niệm ngành đều “gửi thông điệp” không nhận lẵng hoa.
Có thể nói tiết kiệm là một trong những đặc tính văn hóa của dân tộc ta, ngày hôm nay, đâu đó còn có một số nơi, số người chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí… nhưng đó chỉ là biểu hiện nhất thời của một thời kỳ kinh tế đang chuyển đổi. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó có việc học tập về tính cần kiệm, liêm chính, mỗi chúng ta càng phải nâng cao “đạo đức cách mạng” giữ gìn sự thanh liêm, ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, đất nước phồn vinh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13