Thưởng Tết là động lực để người lao động gắn bó
PV: Xin ông cho biết về tình hình lương, thưởng Tết năm nay? Ông đánh giá như thế nào về việc gần đây công nhân lao động một số doanh nghiệp ngừng việc tập thể, phản ứng do mức thưởng Tết năm nay thấp hơn mọi năm?
Ông Ngọ Duy Hiểu: Theo tổng hợp của Tổng LĐLĐ Việt Nam thì năm nay các doanh nghiệp vẫn phối hợp với tổ chức Công đoàn để có được lương, thưởng Tết ở mức cơ bản, đảm bảo nhu cầu của người lao động. Qua thực tế tổ chức Công đoàn nắm được, rất nhiều doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội cao, vẫn đang nỗ lực ở mức cao nhất, chia sẻ lợi nhuận và thậm chí chấp nhận cả việc chưa lãi, hoặc lỗ để có thể giữ chân người lao động và giúp người lao động có một cái Tết cơ bản. Đây cũng chính là động lực để người lao động gắn bó, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp năm nay vì khó khăn mà lương, thưởng Tết không đáp ứng được nhu cầu. Đây là lý do khiến nhiều nơi người lao động đã đình công, ngừng việc. Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong người lao động hãy chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Nhưng về trách nhiệm, doanh nghiệp cũng cần thấy, với người lao động thì lương, thưởng Tết là khoản rất là quan trọng, nhất là trong một thời gian dài do ảnh hưởng dịch bệnh, người lao động đã gặp không ít khó khăn.
Do vậy, các chủ doanh nghiệp hãy sẵn sàng chia sẻ với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận, cùng chia sẻ để giúp người lao động được đón Tết đầm ấm. Đây cũng chính là động lực để họ ở lại và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, nhất là tình trạng đang thiếu lao động như hiện nay.
PV: Được biết, qua nắm bắt từ các cấp Công đoàn, đến thời điểm này, tại nhiều địa phương, sẽ có nhiều công nhân lao động ở lại, không về quê ăn Tết như mọi năm. Vậy, tổ chức Công đoàn có kế hoạch chăm lo Tết cho nhóm đối tượng này thế nào, thưa ông?
Ông Ngọ Duy Hiểu: Với những lao động ở lại địa phương nơi làm việc, không về quê đón Tết, chúng tôi đã chỉ đạo Công đoàn có các hoạt động chăm lo, hỗ trợ để giúp người lao động đón Tết trong điều kiện an toàn. Chúng tôi kêu gọi những lao động định về quê đón Tết cần cân nhắc rất kỹ để đảm bảo an toàn bản thân và gia đình mình. Chúng tôi cũng mong các địa phương có hướng dẫn, tuyên truyền phù hợp, thay vì sử dụng các biện pháp cực đoan hay hạn chế việc người lao động về quê.
PV: Xin ông cho biết, với những lao động xa quê, muốn về quê ăn Tết cùng gia đình, năm nay, tổ chức Công đoàn có hỗ trợ như thế nào để đảm bảo an toàn cho họ?
Ông Ngọ Duy Hiểu: Hiện nay ở nhiều tỉnh, thành phố, Công đoàn vẫn tiếp tục tổ chức những Chuyến xe nghĩa tình, hoặc có nơi hỗ trợ vé xe để đưa người lao động về quê ăn Tết. Khi tổ chức những chuyến xe này chúng tôi đã chỉ đạo Công đoàn tổ chức test nhanh Covid-19, đảm bảo đầy đủ các biện pháp 5K trong suốt chuyến đi, hoặc lúc người lao động phải dừng lại ăn, nghỉ ngơi cũng phải đảm bảo các điều kiện về an toàn.
Chúng tôi cũng tuyên truyền, hướng dẫn người lao động khi về với người thân, gia đình nên hạn chế việc di chuyển. Chúng ta phải hiểu là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta phải chấp nhận đón cái Tết không trọn vẹn như những năm trước, vì mục tiêu cao nhất là chung tay phòng, chống dịch. Khi chúng ta kiểm soát phòng, chống dịch tốt, chắc chắn là sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn trong tương lai gần cho bản thân gia đình, cũng như người thân của họ.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thăm, trao quà hỗ trợ cho công nhân lao động tỉnh Hưng Yên bị ảnh hưởng bởi Covid-19. |
PV: Thưa ông, hiện đang có tình trạng mỗi địa phương có một phương án phòng, chống dịch khác nhau, gây khó khăn cho người lao động ở xa về quê ăn Tết. Tổng LĐLĐ Việt Nam có kiến nghị gì để hỗ trợ người lao động không?
Ông Ngọ Duy Hiểu: Trước hết, việc về quê ăn Tết là quyền của người lao động, và chúng ta cũng chia sẻ với một bộ phận người lao động trong một thời gian dài đã phải giãn cách xã hội rất khó khăn, chưa được về thăm người thân, chia sẻ với khó khăn của người thân. Tôi cho rằng chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên để khuyến khích người lao động hạn chế di chuyển trong dịp Tết. Trong trường hợp vì những lý do cần thiết phải di chuyển, cần đảm bảo nguyên tắc 5K.
Người lao động khi tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, không chỉ đảm bảo an toàn cho chính mình, mà còn cho những người thân trong gia đình và cộng đồng. Đây cũng là nguồn lực để sau Tết Nguyên đán, đảm bảo tất cả người lao động đến doanh nghiệp trong điều kiện an toàn, tiếp tục nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Công đoàn sẽ chi khoảng 2.400 tỷ đồng để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống người lao động, đặc biệt là công nhân lao động gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhất là đoàn viên và người lao động tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo người lao động đón Tết Nhâm Dần vui tươi, hạnh phúc. Với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân Bình an” và phương châm “Tất cả đoàn viên và người lao động đều có Tết”, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn căn cứ vào cấp độ dịch của địa phương, chủ động có kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động. Năm nay, bên cạnh nguồn lực xã hội hóa, tổ chức Công đoàn dự kiến sẽ chi khoảng 2.400 tỷ đồng để chăm lo Tết cho khoảng 8 triệu đoàn viên, người lao động. Theo Kế hoạch của Tổng LĐLĐ Việt Nam, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí Công đoàn; cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính Công đoàn với mức 300 nghìn đồng/người. Đối với đoàn viên, người lao động tại đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Công đoàn cơ sở chủ động cân đối nguồn tài chính để chăm lo, thăm hỏi. Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng, an toàn, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của ngành Y tế, chính quyền địa phương với tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Trong chính sách hỗ trợ, Công đoàn cơ sở cần ưu tiên đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán; đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất. |
Lan Ngọc (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42