Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội:

Tích cực thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô

(LĐTĐ) Năm 2020, với việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thành phố.
Xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn văn minh Xây dựng nông thôn mới: Đem lại lợi ích bền vững cho nông dân, nông thôn Thẩm định các xã của huyện Thạch Thất, thị xã Sơn Tây đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, năm 2020, đơn vị đã tích cực tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình 02-Ctr/TU của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội để ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về việc triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình OCOP thành phố Hà Nội năm 2020.

Thẩm định các xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Đoàn thẩm định xã nông thôn mới nâng cao của Thành phố làm việc với các địa phương

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã về chương trình xây dựng nông thôn mới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã mở 15 lớp tập huấn, đào tạo cán bộ huyện, thị xã với 1.515 học viên; 90 lớp cán bộ thôn, cụm dân cư với 11.845 học viên trên địa bàn 18 huyện, thị xã; tổ chức được 13 lớp đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, điều hành cấp huyện, xã về Chương trình OCOP với 685 học viên tham gia; tổ chức 124 lớp đào tạo cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh với 7.230 học viên tham gia.

Ngoài ra, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với 40 cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng trên 600 phóng sự truyền hình; tin, bài viết tuyên truyền đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, kiến thức của nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

Các hoạt động của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã góp phần thúc đẩy chất lượng và tiến độ Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP. Đến nay, Thành phố đã có 7 đơn vị cấp huyện (gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm và Thị xã Sở Tây) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Các huyện Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn, Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2020, toàn Thành phố đã có thêm 12 xã nông thôn mới và 5 xã nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 367/382 xã (chiếm 96,07%) và 18 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng/người/năm, vượt 6 triệu đồng so với mục tiêu.

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng trên 1.000 sản phẩm OCOP
Các sản phẩm OCOP của Thành phố được đánh giá, phân hạng

Thực hiện Chương trình OCOP, đến hết năm 2020, toàn Thành phố đã có 1.054 sản phẩm OCOP, vượt chỉ tiêu Thành phố giao 54 sản phẩm. Trong đó, có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 731 sản phẩm 4 sao, 306 sản phẩm 3 sao của 74 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 99 hộ sản xuất kinh doanh. Giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho các sản phẩm OCOP, năm 2020, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức 4 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ tại các tuyến phố đi bộ của Hà Nội. Các sự kiện được tổ chức đã thu hút 600 gian hàng đến từ hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia trưng bày, giới thiệu hàng ngàn sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng Thủ đô. Tại các sự kiện, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã ký kết được các biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp sản xuất để thúc đẩy việc phát triển sản phẩm OCOP.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP, thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện Chương trình 04 của Thành ủy và Chương trình OCOP của Thành phố. Tổ chức tổ công tác kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại các huyện, thị xã và các xã. Tổ chức đoàn công tác đi trao đổi kinh nghiệm triển khai, thực hiện chương trình tại một số tỉnh trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ. Hướng dẫn các địa phương thực hiện theo các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động