“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại

Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm, tạo cầu nối liên kết giao thương cho các sản phẩm nông sản, đặc sản vùng miền tại Hà Nội thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, không chỉ các đơn vị, doanh nghiệp có cơ hội tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người dân Thủ đô, kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài nước, mà người tiêu dùng còn được tiếp cận với nguồn hàng hóa chất lượng, an toàn.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng Hơn 70 gian hàng tham gia Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Cầu nối cho các sản phẩm vùng miền

Trong bối cảnh đầu ra cho nông sản, đặc sản địa phương còn gặp nhiều khó khăn thì giải pháp kết hợp kênh bán hàng truyền thống với thương mại điện tử, liên kết và đẩy mạnh xúc tiến thương mại… là yếu tố sống còn giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng, miền.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Các chương trình xúc tiến thương mại trở thành cầu nối cho nông sản, đặc sản vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tại Thủ đô cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành trong việc tăng cường liên kết giao thương, mở rộng kênh bán hàng… thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đẩy mạnh việc kết nối cung cầu qua các chương trình xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, đặc sản, các sản phẩm OCOP địa phương. Nhờ đó, nhiều nông sản, đặc sản vùng miền đã có cơ hội giới thiệu, quảng bá đến với người tiêu dùng Thủ đô, đồng thời, có thêm những có hội đưa nông sản, đặc sản vùng miền vào các hệ thống phân phối hiện đại, thậm chí, vươn mình ra thị trường thế giới.

Là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP với hơn 2.711 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao, trở thành điểm sáng và đi đầu của cả nước trong phát triển Chương trình OCOP. Không chỉ chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP tại Thủ đô, Hà Nội còn quan tâm hỗ trợ các chủ thể trên khắp cả nước giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản an toàn.

Cụ thể, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP như: Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn; Tuần hàng nông sản, trái cây và đặc sản các tỉnh, thành phố… mỗi tuần hàng, hội chợ đều thu hút hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố như: Hà Tĩnh, Hà Giang, Yên Bái, Khánh Hòa, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên tham gia. Hầu hết các đơn vị đều đánh giá cao việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại của Hà Nội, bởi qua đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã kết nối được nhiều khách hàng, tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Chị Nguyễn Thị Minh Thùy - Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh (áo xanh) đang giới thiệu, quảng bá trực tiếp sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng Thủ đô.

Là đơn vị thường xuyên tham gia các tuần hàng, hội chợ kết nối tiêu thụ nông sản các địa phương tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh (Bắc Giang) cho biết, hiện, hợp tác xã đã có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP là vải sấy khô và trà hoa cúc chi. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm của hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ các chương trình xúc tiến thương mại do Hà Nội tổ chức, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã có thêm kênh phân phối giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và được người tiêu dùng rất hài lòng.

“Khi tham gia các hội chợ, tuần hàng do thành phố Hà Nội tổ chức, chúng tôi đã tìm thêm được nhiều đối tác, các đại lý, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch... để ký kết hợp tác, phân phối sản phẩm lâu dài, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn rất nhiều. Đây còn là cơ hội để chúng tôi giới thiệu sản phẩm nông sản, đặc sản của địa phương Bắc Giang trực tiếp với người tiêu dùng Thủ đô”, chị Thùy chia sẻ.

Tạo chuỗi phát triển bền vững

Hiện nay, trong bối cảnh đầu ra cho nông sản, đặc sản địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác xúc tiến thương mại đã được các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc. Vì thế, bên cạnh các chương trình tuần hàng, hội chợ, xây dựng điểm bán các sản phẩm OCOP, thời gian qua, thành phố Hà Nội còn tổ chức chuỗi các hoạt động Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Thành phố, Chương trình “Festival nông sản Hà Nội”… Những hoạt động này góp phần quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tới người tiêu dùng Thủ đô cũng như du khách trong nước và quốc tế.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng với các chương trình hội chợ, tuần hàng giới thiệu nông, đặc sản vùng miền.

Các sự kiện được các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đánh giá là hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng, và là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Đồng hành cùng các đơn vị, doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm vùng miền qua các chương trình xúc tiến thương mại, ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, cho biết, Trung tâm đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng tập trung vào thị trường trong nước với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam”; tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn từ đó góp phần tác động tích cực đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản theo hướng sinh thái, bền vững, áp dụng công nghệ cao.

“Người tiêu dùng hiện nay không chỉ mua hàng qua kênh thương mại truyền thống mà còn đẩy mạnh tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội… Vì vậy, tại các hội chợ, phiên chợ nông sản, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã cần tập trung nhiều vào hoạt động livestream bán nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok và các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, các sản phẩm nông sản, đặc sản các tỉnh, thành phố sẽ tạo được sự lan tỏa rộng khắp đến người tiêu dùng cả nước”, ông Nguyễn Ánh Dương chia sẻ.

“Tiếp sức” cho đặc sản vùng miền qua chương trình xúc tiến thương mại
Doanh nghiệp, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố tận dụng tối đa lợi ích từ các chương trình xúc tiến thương mại do thành phố Hà Nội tổ chức để giới thiêu, quảng bá sản phẩm địa phương.

Cũng đề cập đến vai trò của Sở Công Thương trong việc đồng hành, hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản các địa phương vào hệ thống các siêu thị; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, trưng bày, kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử... cho các sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, Sở Công Thương đã thường xuyên cung cấp thông tin, giới thiệu danh sách trên 2.200 sản phẩm OCOP Hà Nội đã được đánh giá, phân hạng đến các doanh nghiệp, siêu thị, Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… của Hà Nội và các tỉnh, thành phố để tổ chức kết nối, tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô.

Song song đó, Sở tổ chức hoạt động bán hàng lưu động, các phiên chợ Việt, hội chợ hàng Việt, tuần hàng Việt, tuần sản phẩm OCOP, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm Việt; các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, Sở tổ chức hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP…

Với việc thành phố Hà Nội và các đơn vị, ban, ngành của Thành phố đã chủ động triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, đặc sản của Thủ đô nói riêng và các vùng miền nói chung tại Hà Nội, sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho đa số người tiêu dùng Việt Nam trong việc ưu tiên lựa chọn và sử dụng hàng hóa do các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã… trong nước sản xuất. Từ đó, nâng cao giá trị thương hiệu Việt và tạo đầu ra bền vững cho nông sản, đặc sản vùng miền.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi, xương khớp "lên tiếng": Bí quyết đánh bay đau khớp khi giao mùa

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, thường khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi mà còn tác động đến những người trẻ tuổi, đặc biệt là những ai có tiền sử bệnh lý về xương khớp. Vậy, tại sao sự biến đổi của thời tiết lại gây ra những cơn đau nhức này?
Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm các Thứ trưởng tại 7 Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo.
Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện

Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai (AFF2).
Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tại Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt mưa rét đang diễn ra ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Đợt rét hại cuối mùa ở miền Bắc đã khiến nhiệt độ giảm sâu và gây mưa kéo dài. Dự báo từ ngày 27/2, trời sẽ chuyển nắng, nhiệt độ tăng dần lên khoảng 28 độ C. Tuy nhiên, đến ngày 4/3, không khí lạnh tăng cường sẽ làm nhiệt độ giảm xuống, đưa thời tiết trở lại trạng thái rét.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền từ chối tiếp xúc cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ chức Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quận Hoàng Mai: Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chiều 25/2, quận Hoàng Mai tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế.

Tin khác

Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường

Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường

Ngày 25/2/2025, BZU BZU - thương hiệu chăm sóc gia đình từ Singapore chính thức khai trương tổ hợp showroom trưng bày và văn phòng đại diện đầu tiên tại 77 Hoàng Văn Thái, Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Tăng thuế để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tăng thuế để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Bằng cách giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá thông qua việc tăng thuế, Chính phủ có thể giảm gánh nặng chi phí y tế cho quốc gia, giúp các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn cho các mục tiêu phát triển khác.
Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025

Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025

Thời gian qua, nhiều trường hợp lừa đảo trên không gian mạng đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh.
Những điều cần biết để chọn máy hút ẩm phù hợp trong mùa nồm

Những điều cần biết để chọn máy hút ẩm phù hợp trong mùa nồm

Mùa nồm với độ ẩm cao, thường gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vì vậy, việc sử dụng máy hút ẩm trở thành một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy hút ẩm với các mức giá và công suất khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu của gia đình.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt 8% trở lên theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, thì việc đảm bảo quy mô nguồn điện phải tăng trưởng gấp 2,5 - 3 lần công suất hiện tại. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chính Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức.
Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng không còn được miễn thuế từ 18/2

Hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng không còn được miễn thuế từ 18/2

Từ ngày 18/2, chính sách miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng bán qua chuyển phát nhanh sẽ chính thức ngừng.
“Hành trình số” để làng nghề truyền thống Thủ đô “cất cánh”

“Hành trình số” để làng nghề truyền thống Thủ đô “cất cánh”

Với sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử (TMĐT), để hỗ trợ làng nghề phát triển trong kỷ nguyên số, trong Đề án tổng thể phát triển làng nghề Thủ đô giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thành phố phấn đấu có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn TMĐT; hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề; xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề...
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ 2024

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2025 của Hà Nội tăng 3,09% so với cùng kỳ 2024

Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, trong tháng 1/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tăng 0,51% so với tháng 12/2024, và tăng 3,09% so với cùng kỳ năm 2024.
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa đón khách tham quan tự do từ ngày 14 - 18/1/2025, Phòng trưng bày nhận diện, phân biệt hàng thật - giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa điểm giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để phân biệt dấu hiệu hàng thật - hàng giả ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động