Tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính có xu hướng tăng. Các dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô cũng đạt được nhiều kết quả.
Hơn 17.400 người quan tâm đến trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ thi công đường Âu Cơ Hơn 23 tỷ đồng xử phạt vi phạm an toàn giao thông Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

Theo đó, GRDP của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,53%; quý II tăng 6,44%). Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay tăng nhẹ so với mức tăng 5,86% của cùng kỳ năm trước nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, xuất khẩu gặp khó khăn, sức mua thị trường nội địa chững lại, mức tăng trưởng quý II cao hơn quý I là rất quan trọng và đáng ghi nhận.

Đáng chú ý, theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, hoạt động xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được quan tâm chú trọng. Cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, Thành phố đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
Dự án xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua địa phận Hà Nội. (Ảnh: Đinh Luyện)

Năm 2024 thành phố Hà Nội có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó: 155 dự án chuyển tiếp với mức đầu tư 205,5 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn năm 2024 là 24,4 nghìn tỷ đồng); có 71 dự án mới được khởi công xây dựng trong năm với tổng mức đầu tư 7,2 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn trong năm là 1,1 nghìn tỷ đồng). Lĩnh vực giao thông với 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn. Đến nay các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương thi công, sớm hoàn thành các hạng mục theo kế hoạch đặt ra.

Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố cũng đạt được nhiều kết quả. Cụ thể, Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô là tuyến đường đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dự án đang được các địa phương tích cực triển khai bàn giao mặt bằng để thi công toàn bộ dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,6%.

Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1): Dự án có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 32,4% kế hoạch vốn.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai: Dự án cải tạo 21,7 km, đoạn nút giao Ba La quận Hà Đông đến Thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố, trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Đến nay dự án đã giải ngân 7,5% kế hoạch vốn.

Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình: Có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình; mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5,2 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 7,3% kế hoạch vốn.

Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1: Với tổng mức đầu tư gần 785 tỷ đồng, dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 67,9 nghìn m2 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Quy mô dự án gồm 1 khối nhà cao 6 tầng có 2 đơn nguyên với năng lực thiết kế 200 giường bệnh nội trú. Đến nay dự án đã giải ngân 53,6% kế hoạch vốn. Công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2024.

Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội: Dự án được khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng tại Khu công viên và hồ điều hòa CV1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy với tổng diện tích 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng 10,3 nghìn m2. Đến nay dự án đã giải ngân 75,8% kế hoạch vốn. Dự kiến công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong quý III năm 2024.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

(LĐTĐ) Chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” vừa diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

(LĐTĐ) Tối 12/12, khói bốc lên cuồn cuộn từ ngôi nhà 2 tầng tại một xưởng gỗ ở thôn Bàn Giữa, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các cửa hàng, xưởng đồ gỗ bên cạnh. Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa, chống cháy lan.
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ.
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, quận Đống Đa có 324 tập thể và 222 cá nhân đăng ký thực hiện với tổng số 546 mô hình “Dân vận khéo” trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hệ thống chính trị; kinh tế - quản lý đô thị; văn hóa - xã hội; an ninh, quốc phòng. Bên cạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được triển khai tốt.

Tin khác

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với trên 410km. Thực tế cũng cho thấy, khi được vận hành, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông.
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

(LĐTĐ) Những năm gần đây, phương tiện giao thông công cộng, nhất là xe buýt tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lái xe ứng xử với hành khách chưa được thân thiện, phương tiện chạy ẩu, bỏ bến… điều này khiến xe buýt trở nên kém hấp dẫn trong mắt hành khách. Để khắc phục những hạn chế trên, từng bước xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô văn minh, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông công cộng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh

Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì đã tiến hành khảo sát công tác quản lý, sử dụng đất dọc tuyến đường Đại Thanh. Qua đó, nắm bắt tình hình để đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, ổn định tình hình trật tự xây dựng, giao thông thông thoáng trên địa bàn.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhận định tình hình vào thời điểm cuối năm nhu cầu đăng ký phương tiện gia tăng, dù đã hết thời điểm ưu tiên giảm lệ phí trước bạ, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải quyết thủ tục đăng ký xe cho người dân.
Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?

Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?

(LĐTĐ) Từ tháng 6 đến tháng 9/2024, nhiều vị trí thuộc hệ thống kênh chính Đan Hoài chạy qua địa bàn xã Minh Khai, huyện Hoài Đức và xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội bị sạt lở nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này theo cơ quan chức năng là do mưa to kéo dài, nền đất yếu và đặc biệt do xe chở vật liệu xây dựng chạy qua đường khiến mái mương bị sụt lún.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến hết tháng 11/2024, dự án thành phần 1 và 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giải ngân được 1.597 tỷ đồng trong tổng số hơn 5.262 tỷ đồng (đạt 30,3%). Trong đó dự án thành phần 1 đạt 1.513 tỷ đồng, dự án thành phần 2 đạt 84 tỷ đồng.
Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn

Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trên lĩnh vực phát triển giao thông, thành phố đã giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe buýt... Đây là những tiền đề để thành phố triển khai hệ thống giao thông thông minh ITS trên địa bàn vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.
Ma men dắt xe "né" chốt kiểm tra nồng độ cồn nhưng bất thành

Ma men dắt xe "né" chốt kiểm tra nồng độ cồn nhưng bất thành

(LĐTĐ) Khi thấy chốt kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông đã xuống xe dắt bộ nhằm né tránh. Nam tài xế cho rằng, bản thân không điều khiển phương tiện nên không phải kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, quá trình lái xe và xuống xe dắt bộ của tài xế này đã bị Tổ công tác mật phục ghi hình.
Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?

Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?

(LĐTĐ) Hà Nội vừa chấp thuận, cho phép một doanh nghiệp thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Giáp Bát đi bến xe thành phố Lào Cai, Bến xe Sa Pa và tuyến Bến xe Nước Ngầm đi Bến xe Sa Pa, trên cơ sở đăng ký phương án khai thác tuyến cố định. Việc thí điểm tuyến vận tải mới, khiến dư luận băn khoăn liệu có phá vỡ quy hoạch luồng tuyến của Hà Nội?
Xem thêm
Phiên bản di động