Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

(LĐTĐ) Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.
Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Khâm phục sức làm việc phi thường của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào hồi 13h38 ngày 19/7. Sự ra đi của Tổng Bí thư khiến tất cả cán bộ, nhân viên y tế tại đây xót thương, nức nở òa khóc như mất đi một người cha, một người ruột thịt trong gia đình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vinh dự được chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Suốt thời gian hơn 4 năm được chăm sóc Tổng Bí thư, những tình cảm ân cần, thăm hỏi, chia sẻ của đồng chí dành cho các cán bộ y tế bệnh viện; sự tận tâm cống hiến của Tổng Bí thư đều mang lại cho mỗi người bài học quý giá.

Trong niềm tiếc thương vô hạn và tình cảm của mình với Tổng Bí thư, Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tâm sự: "Sau mỗi lần Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương hội chẩn, xin thông qua với Tổng Bí thư phương án điều trị, sử dụng các kỹ thuật chăm sóc, Tổng Bí thư đều nói một câu rất ấm lòng “tuân chỉ”. Điều ấy giúp chúng tôi tự tin hơn, bao mệt mỏi cũng tan biến với mong muốn được chăm sóc Tổng Bí thư một cách tốt nhất".

“Tổng Bí thư chưa bao giờ khó chịu với việc chăm sóc của nhân viên y tế, luôn kiên trì điều trị và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của đội ngũ chăm sóc”, Thiếu tướng Lê Hữu Song nói.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, trong suốt quá trình điều trị, mặc dù có mệt, nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn cố gắng, tập từng bước để sức khỏe bình phục trở lại. Có lúc mệt mỏi không muốn ăn, nhưng Tổng Bí thư vẫn cố gắng ăn theo tiêu chuẩn để có được sức khỏe tiếp tục làm việc. Ý chí, quyết tâm của Tổng Bí thư khiến các cán bộ, nhân viên bệnh viện càng phải cố gắng hơn nữa trong công việc của mình.

Là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe Tổng Bí thư nhiều năm qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông (Khoa Bảo vệ, chăm sóc khỏe cán bộ Trung ương - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) tâm sự, cho đến những ngày tình trạng sức khỏe yếu đi, Tổng Bí thư vẫn duy trì lịch làm việc như thường ngày.

Khoảng 9h đến 9h30 sáng, Tổng Bí thư nghe các trợ lý, thư ký báo cáo tình hình công việc. Từ sau 10h30 và buổi chiều, Tổng Bí thư dành thời gian tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Khi nào thấy sức khỏe tốt, Tổng Bí thư ngồi đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.

“Bác làm việc cho tới hơi thở cuối cùng. Ngày 13/7, bác vẫn làm việc nhưng chiều chúng tôi phải đặt ống thở máy. Giây phút cuối cùng biết không thể cứu bác, nhiều người bật khóc. Chúng tôi thấy rất buồn, trống vắng, hụt hẫng, tiếc thương như mất đi điều gì đó thiêng liêng không thể tả nổi. Chúng tôi vô cùng thương tiếc một người vĩ đại như bác và tiếc không thể làm gì hơn được”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông tâm sự.

Vinh dự được trực tiếp chăm sóc Tổng Bí thư trong khoảng 4 - 5 năm qua, Thiếu tá, điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng rất khâm phục sức làm việc phi thường của Tổng Bí thư.

“Tổng Bí thư gần như không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Khi tỉnh giấc, ngoài thời gian uống trà buổi sáng, tập thể dục, Tổng Bí thư đều dành thời gian đọc báo, làm việc, tiếp khách. Khi nào mệt, Tổng Bí thư sẽ đề nghị được nghỉ ngơi”, điều dưỡng Hồng cho hay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phương Đông - bác sĩ trực tiếp điều trị cho Tổng Bí thư (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Tấm gương giản dị, mộc mạc, chân thành

Với đội ngũ nhân viên y tế tại đây, Tổng Bí thư là một “bệnh nhân đặc biệt” bởi bác là người luôn luôn phối hợp, tuân thủ trong công tác điều trị và hài lòng, yên tâm với trình độ, trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ nhân y tế của bệnh viện.

Những gì Tổng Bí thư để lại ấn tượng đối với mỗi nhân viên y tế, là tấm gương giản dị, mộc mạc, chân thành. Bác cũng rất quan tâm đến đời sống anh chị em trong khoa. “Khi gặp chúng tôi, Tổng Bí thư luôn hỏi han xem con cái chúng tôi đi học thế nào, các cháu bao nhiêu tuổi, có khó khăn gì không. Những lúc bác ngồi ngắm sông Hồng và đi bộ ngoài hành lang của khoa, đi bộ buổi sáng và tối, bác luôn nói chuyện vui vẻ”, điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng kể lại.

Hướng đôi mắt về căn phòng quen thuộc, điều dưỡng Hồng nghẹn ngào nói: “Ngay cả khi bác rời xa căn phòng này, khi chúng tôi trở lại đây vào ngày hôm sau, những nếp sinh hoạt, những hoạt động chăm sóc bác mỗi ngày vẫn hiện hữu trong tâm trí mỗi người. Bác đã để lại cho chúng tôi rất nhiều tình cảm thương yêu và một tấm gương cao cả của người chiến sĩ cách mạng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Thiếu tá, điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng và công việc hằng ngày là chăm sóc Tổng Bí thư (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng kể, sau thời gian căng thẳng, công việc vất vả, đôi lúc Tổng Bí thư hài hước, chia sẻ về tình yêu mộc mạc, giản dị, đạp xe đi trên triền đê trên quê bác… Chiều chiều, khi ngồi ở bộ bàn ghế đặt ngoài hành lang, hướng ra sông Hồng, Tổng Bí thư hay đọc những vần thơ nói vui về tình yêu: “Nhớ ai, nhớ mãi thế này/Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn”…

“Chúng tôi may mắn khi được ngồi cạnh Tổng Bí thư vào mỗi bữa cơm. Khi bác ăn cơm, chúng tôi cố gắng động viên bác ăn nhiều hơn vì khi ăn được nhiều, bác có sức khỏe hơn. Món ăn ưa thích nhất của bác là sữa chua. Dù có bớt lại một phần cơm hay thức ăn trong khẩu phần, nhưng lúc nào bác cũng ăn hết phần sữa chua”, điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng tâm sự.

Theo chia sẻ của nữ điều dưỡng, Tổng Bí thư rất thích ăn kẹo lạc mầm. Trên bàn làm việc của bác lúc nào cũng có lọ kẹo. Mỗi lần các y, bác sĩ ngồi quanh nghe kể chuyện, bác đều mời cùng thưởng thức, rất gần gũi, thân mật.

Ngoài công việc, vào lúc tập thể dục sáng sớm và tối, khi đi bộ dọc hành lang bệnh viện, Tổng Bí thư cũng rất thích hát bài “Bài ca Bắc Sơn”. Khi đó, các anh em trong ca trực đều tập cùng bác và hát cùng vài câu, “Bắc Sơn nơi đó xa trường xưa, Bắc Sơn đây núi rừng chiến khu…”, không khí rộn cả góc hành lang.

Phía ngoài căn phòng điều trị, bộ bàn ghế gỗ được sắp xếp ngay hành lang làm nơi thư giãn mỗi ngày của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhân viên y tế. Phía ghế Tổng Bí thư ngồi, hướng tầm mắt ra sông Hồng. Mỗi ngày, Tổng Bí thư đều dành khoảng thời gian sáng và chiều muộn để thảnh thơi, thư giãn, ngắm toàn bộ cảnh sông Hồng lúc bình minh lên và hoàng hôn mỗi chiều.

Những lúc đó, Tổng Bí thư nói chuyện thời sự, đôi khi là chuyện vui để thư giãn. Có thời gian, các y, bác sĩ làm vật lý trị liệu cho Tổng Bí thư tại hành lang. Có những lúc, Tổng Bí thư đọc một số câu thơ về phong cảnh, cuộc sống. Thường xuyên hơn, Tổng Bí thư chia sẻ về những khó khăn, vất vả của cán bộ y tế… Tất cả, dường như vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ mỗi cán bộ Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

An Ngọc

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người lao động, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động