TP.HCM ban hành hướng dẫn xử lý sức khỏe bệnh nhân sau mắc Covid-19
TP.HCM: Giảm tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước TP.HCM: Chính thức ngừng thi công và đề nghị kiểm toán "vào cuộc" dự án BOT đường nối cao tốc Trung Lương với Võ Văn Kiệt |
Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về xử trí các vấn đề sức khỏe sau mắc Covid-19” (phiên bản 1.0) dựa trên các khuyến cáo của Bộ Y tế và các tài liệu y học có giá trị hiện có cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện.
Tài liệu bao gồm các hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho cả người lớn và trẻ em khi có các dấu hiệu và triệu chứng mới hoặc liên tục từ 4 tuần trở lên sau mắc Covid-19 mà không giải thích được bằng chẩn đoán thông thường. Hướng dẫn xử trí các vấn đề sức khỏe sau mắc Covid-19 bao gồm các chuyên khoa khác nhau như: Tim mạch, Hô hấp, Tâm thần, Nhi khoa, Y học cổ truyền, Dược lâm sàng, Phục hồi chức năng, Dinh dưỡng.
![]() |
Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến đa tầng Tân Bình (TP.HCM) khi dịch diễn biến nguy hiểm trong những tháng cao điểm năm 2021 (Ảnh minh hoạ) |
Theo Sở Y tế TP.HCM, xác định đúng các vấn đề sức khỏe để kịp thời can thiệp điều trị theo một phác đồ thống nhất, không bỏ sót nhưng cũng tránh lạm dụng các chăm sóc tương ứng với những vấn đề sức khoẻ liên quan đến sau mắc Covid-19, đó chính là mục đích chính của hướng dẫn tạm thời này.
Do vậy, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở y tế công lập và tư nhân, từ tuyến y tế cơ sở, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các bệnh viện trung tâm y tế tuyến quận, huyện cho đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối căn cứ vào hướng dẫn này để áp dụng thống nhất vào thực tiễn hoạt động khám chữa bệnh trong các đơn vị.
Theo số liệu trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, tính đến thời điểm cuối tháng 5 năm 2022 ghi nhận trên 9 triệu người đã khỏi bệnh Covid-19. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, bên cạnh việc tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh sau mắc Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM có đặt hàng Sở Khoa học và Công nghệ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ: “Các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tinh thần của người và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của người dân TP.HCM”.
Sở Y tế cũng đã tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của các chuyên gia của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện nghiên cứu phát triển thành phố, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Sở Khoa học Công nghệ về các giải pháp can thiệp và chương trình hành động trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân Thành phố giai đoạn sau Covid-19.
Ngày 18/6, dưới sự chủ trì của ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị đồng thuận về các giải pháp can thiệp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân. Tại Hội nghị này, các chuyên gia trình bày dự thảo về tác động và các can thiệp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân và thảo luận của các chuyên gia về tâm lý học, tâm lý lâm sàng, tâm thần học, đồng thuận về các can thiệp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân bao gồm 6 chương trình can thiệp. Sở Y tế cho biết sẽ sớm hoàn chỉnh và trình UBND TP.HCM đề án: “Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần của người dân Thành phố"..
6 chương trình can thiệp để chăm sóc sức khỏe tinh thần Thứ nhất, tăng cường thực hiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong triển khai các chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần phục hồi và thích ứng sau đại dịch. Thứ hai, tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các nhóm đối tượng tiêu điểm (học sinh, sinh viên, nhóm địa bàn dân cư…). Thứ ba, củng cố mạng lưới nhân viên y tế/ người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần hậu Covid-19 cho người dân thành phố và thực hiện chuỗi hành động điều trị thích ứng các di chứng hậu Covid -19. Thứ tư, hỗ trợ và thực hiện trị liệu cá nhân và nhóm gặp các rối loạn tâm thần hậu Covid-19. Thứ năm, nâng đỡ tinh thần chuyên biệt cho nhóm người yếu thế (trẻ em mồ côi; người lang thang, cơ nhỡ). Thứ sáu chăm sóc, phục hồi tình trạng sức khỏe tâm thần dành cho nhóm người làm việc tuyến đầu (nhân viên y tế, công an, quân đội, và tình nguyện viên). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47