TP.HCM: Chính thức ngừng thi công và đề nghị kiểm toán "vào cuộc" dự án BOT đường nối cao tốc Trung Lương với Võ Văn Kiệt
Ngừng thực hiện dự án BOT đầy tai tiếng
Liên quan đến dự án BOT đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương với đại lộ Võ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký Văn bản số 2158/UBND-DA chấp thuận chủ trương ngừng thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM – Trung Lương theo hợp đồng BOT.
UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ đồng làm việc, trao đổi nghiệp vụ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các thủ tục liên quan về ngừng thực hiện các dự án PPP trên địa bàn Thành phố, tham mưu đề xuất UBND Thành phố theo đúng quy định trong tháng 7/2022.
Đồng thời tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án theo quy định.
UBND TP.HCM cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, sau khi được giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án, khẩn trương nghiên cứu thực hiện dự án theo hình thức BOT và xem xét hướng tiếp cận kết nối với đường Vành đai 3 TP.HCM nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng của dự án đã thực hiện, không ảnh hưởng chi phí đầu tư gồm phần chi phí thanh toán hợp pháp mà nhà đầu tư đã thực hiện và phần chi phí đầu tư còn lại của dự án, sớm trình cấp thẩm quyền xem xét, hoàn thành trong quý III/2022.
Trong cùng diễn biễn xử lý vụ việc này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký Văn bản số 2157/UBND-DA đề nghị Kiểm toán Nhà nước quan tâm, chấp thuận bổ sung kế hoạch kiểm toán dự án nói trên theo hình thức BOT trong năm 2022.
Lý do cần cơ quan Kiểm toán Nhà nước “vào cuộc” là vì dự án BOT đường nối cao tốc TP.HCM – Trung Lương với Võ Văn Kiệt chỉ có thể triển khai tiếp trong trường hợp chấm dứt trước thời hạn với nhà đầu tư và ngân hàng cho vay phải tiếp nhận và đề xuất nhà đầu tư mới thay thế.
Để sớm hoàn tất thủ tục chấm dứt thực hiện trước thời hạn hợp đồng BOT đã ký kết nhằm hạn chế phát sinh các chi phí liên quan thanh toán cho nhà đầu tư, công tác kiểm tra hồ sơ quyết toán được thuận lợi và sớm tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành và đưa công trình vào khai thác.
Nhiều hạng mục dự án bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. |
Để đi đến quyết định nói trên, các cơ quan chức năng TP.HCM đã nhiều lần bàn họp, tìm phương án tháo gỡ. Gần nhất, UBND TP.HCM đã quyết định chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT với tính chất chưa có tiền lệ.
Như vậy, đến nay "số phận" dự án BOT đầy tai tiếng này đã được “định đoạt”. Tính đến nay, tiến độ giải ngân dự án rất thấp, chỉ đạt khoảng 140 tỷ đồng (tương đương 12% khối lượng xây lắp) trong khi thời gian thực hiện dự án được duyệt là từ năm 2015 – 2017.
Chỉ định nhà đầu tư yếu kém
Dự án BOT đường nối cao tốc Tp. HCM – Trung Lương với đại lộ Võ Văn Kiệt triển khai theo hình thức chỉ định nhà đầu tư. Điều đáng nói, vì thẩm định lỏng lẻo nên “để lọt” nhà đầu tư yếu kém năng lực.
Nhà đầu tư không có năng lực nhưng vẫn được chỉ định thực hiện và được ngân hàng tài trợ tín dụng hơn 1.438 tỷ đồng nhưng đến nay khó thu hồi, chuyển thành nợ xấu. Hệ quả là 6 năm qua, dù chỉ có 2,7 km nhưng dự án vẫn chưa thể hoàn thành trong khi lãnh đạo chủ chốt của nhà đầu tư đang dính vòng lao lý trong vụ án liên quan đến ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi Út trọc).
Dự án này do Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (gọi tắt là Công ty Yên Khánh) được chỉ định làm chủ đầu tư. Ngày 25/6/2016, UBND Tp. Hồ Chí Minh - đại diện bởi ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Công ty Yên Khánh - đại diện bởi bà Vũ Thị Hoan, Giám đốc công ty ký hợp đồng BOT số 3233/HĐ.BOT-UBND dự án đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Địa điểm xây dựng dự án tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, thời gian xây dựng 20 tháng kể từ ngày khởi công. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) là hơn 1.557 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 14,8% và số còn lại là đi vay. Trong khi đó, việc bồi thường giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, sử dụng ngân sách TP.HCM do Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh thực hiện.
Về phương án thu hồi vốn, chủ đầu tư được xây dựng 1 trạm trên đoạn tuyến nối Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương, thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài 17 năm 8 tháng. Thế nhưng dự án khởi công vào tháng 6/2016 thì đúng 2 năm sau (tháng 6/2018) ngừng thi công. Tính đến nay, tổng sản lượng xây lắp của dự án chỉ đạt 140 tỷ đồng, tương đương 12%. Nhiều hạng mục đang trong tình trang dang dở, "đắp chiếu", bỏ hoang.
Một trụ cầu thi công dang dở, bỏ hoang từ hơn 3 năm nay. |
Về việc xử lý vi phạm hợp đồng BOT, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, đây là trường hợp chưa có tiền lệ tại TP.HCM, liên quan đến nhiều lĩnh vực về tư pháp, tài chính, đầu tư. Chưa kể mức độ phức tạp có thể xảy ra trong quá trình xử lý, tiếp nhận dự án, chấm dứt hợp đồng, xử lý trách nhiệm các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong Văn bản số 90/2021/LietvietPostBank.NSG, đại diện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh TP.HCM cho biết, doanh nghiệp dự án đã vi phạm hợp đồng tín dụng, không trả nợ vay đúng hạn, khoản nợ đã chuyển thành nợ xấu.
Để “cứu vãn” dự án, thu hồi vốn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất Công ty cổ phần Him Lam tiếp nhận và tham gia dự án thay thế nhà đầu tư cũ.
Đáng chú ý tại dự án này, vào tháng 4/2020 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an đã vào cuộc xác minh, thu thập tài liệu hợp đồng BOT ký với Công ty Yên Khánh.
Trong khi đó, liên quan đến dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, hàng loạt cán bộ, nhân viên Công ty Yên Khánh đang là bị cáo do vi phạm hoạt động đấu thầu và thu phí tại tuyến cao tốc này. Ngoài ra, bà Vũ Thị Hoan và ông Phạm Văn Diệt, cựu Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty Yên Khánh hiện còn là bị cáo trong vụ án Đinh Ngọc Hệ và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến liên quan đến quản lý đất quốc phòng tại TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08