TP.HCM: Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang hoàn thiện đề án "Thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung" thực hiện theo Kết luận số 14 ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị.
TP.HCM: Tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi trong việc thành lập văn phòng công chứng Ông Ngô Minh Hải được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Cấp gần 19.000 chữ ký điện tử cho cán bộ, công chức TP.HCM

Theo đó, liên quan đến việc xây dựng đề án nói trên, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM giao Sở Nội vụ biên tập gọn lại đề án thành 2 nội dung chính là chính sách khuyến khích và chính sách bảo vệ. Đồng thời hoàn thành dự thảo Tờ trình của Ban cán sự đảng UBND Thành phố trước ngày 24/5/2024 để báo cáo, xin ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

TP.HCM: Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
TP.HCM đang xây dựng và hoàn thiện đề án bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đề án "Thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung" do Sở Nội vụ TP.HCM xây dựng nhằm cụ thể hóa việc triển khai Kết luận số 14 của Bộ Chính trị, Nghị định số 73 của Chính phủ, các kế hoạch liên quan của UBND TP.HCM.

Đề án nhằm tạo động lực thúc đẩy cán bộ trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND Thành phố năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phạm vi áp dụng của đề án là các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND TP.HCM.

Về mục tiêu, đề án sẽ xây dựng các chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Triển khai áp dụng thí điểm và đánh giá tác động, hiệu quả mang lại của các chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ; tạo cơ sở để các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp 100% vốn nhà triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất.

Đề án đề xuất 5 nhóm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ gồm chính sách thưởng vượt trội; đào tạo, bồi dưỡng; cơ hội thăng tiến (quy hoạch, bổ nhiệm); xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và chính sách bảo vệ.

Nhiều dấu ấn đổi mới, sáng tạo của TP.HCM

Trong quá trình hình thành và phát triển, TP.HCM đã ghi nhận những tấm gương cán bộ lãnh đạo bản lĩnh, sáng tạo và quyết đoán trong từng quyết sách, như quyết định "xé rào, bung ra", xây dựng đường dây 500 kV Bắc - Nam của cố Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt; quyết định ủng hộ và khởi xướng cho thời kỳ đổi mới ở TP.HCM từ trước năm 1986 của cố Chủ tịch UBND TP.HCM Mai Chí Thọ...

Từ năm 2017 đến nay, TP.HCM tiếp tục là địa phương đầu tiên đề xuất và được Trung ương chấp thuận việc triển khai tổ chức chính quyền đô thị với nội dung chính là không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường; thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển; thành lập thành phố Thủ Đức. TP.HCM cũng là địa phương đầu tiên đề xuất thành lập Sở Du lịch để Chính phủ áp dụng chung cho cả nước; thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm và vừa được Quốc hội cho phép thí điểm thành lập Sở An toàn thực phẩm...

Phân tích về những nguyên nhân chủ quan, khách quan để xây dựng đề án, Sở Nội vụ TP.HCM cho biết: Thời gian gần đây, TP.HCM đang giảm bớt sự năng động, sáng tạo vốn có, một bộ phận cán bộ có tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám quyết định công việc thuộc thẩm quyền, có trường hợp đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang các cơ quan khác...

Các chỉ số cải cách hành chính lần lượt tụt lùi, thua nhiều địa phương khác như trong năm 2022 chỉ số PCI của Thành phố chỉ đứng vị trí 27/63 tỉnh thành, chỉ số PAPI đứng thứ 42/63, chỉ số PAR Index đứng vị trí thứ 36/63, chỉ số mức độ hài lòng của người dân đứng thứ 43/63. Trong năm 2021 và 2022, có trên 195 cán bộ Thành phố bị xử lý kỷ luật, trên 10 cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp nhà nước bị khởi tố hình sự.

Cán bộ, công chức, viên chức tại TP.HCM đang đối mặt với khối lượng công việc quá tải, áp lực công việc quá lớn. Trung bình mỗi cán bộ thuộc TP.HCM phải phục vụ 700 người dân, cao gấp đôi so với cả nước; năng suất lao động của TP.HCM cao hơn khoảng 2,7 lần năng suất lao động của cả nước.

Do khối lượng công việc quá tải, cán bộ thuộc TP.HCM thường xuyên phải sắp xếp thời gian làm thêm buổi tối mỗi ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật. Trong khi đó, chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng. Theo Nghị quyết số 03 của Hội đồng nhân dân TP.HCM, cán bộ có mức thu nhập 13,58 triệu đồng/người/tháng, 14,75 triệu đồng/người/tháng đối với công chức, 14,42 triệu đồng/người/tháng đối với viên chức. Nếu không có Nghị quyết 03 này, mức thu nhập của các đối tượng trên lần lượt chỉ có 6,45 triệu đồng/người/tháng, 6,72 triệu đồng/người/tháng và 6,88 triệu đồng/người/tháng.

Đây là một trong nhiều lý do khiến cán bộ thuộc TP.HCM không còn thời gian cũng như động lực để đổi mới, sáng tạo, đề ra giải pháp, sáng kiến đột phá vì lợi ích chung.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động