TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai

(LĐTĐ) Tại hội thảo "Cơ chế chuyển dịch đất đai và chính sách pháp lý đột phá cho TP.HCM" diễn ra ngày 7/4, nhiều ý kiến cho rằng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần cơ chế đột phá trong khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai.
Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội Du lịch TP.HCM 2023 Lộ diện 6 dự án tiềm năng vào vòng chung kết AIoT InnoWorks 2022 TP.HCM: Sẽ xử phạt trường ngoài công lập không kê khai giá dịch vụ

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM cho biết, các công văn và công tác quản lý đất đai, đô thị TP.HCM thời gian vừa qua bên cạnh những điểm sáng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, những góp ý và hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ góp phần tạo ra cơ chế đột phá trong khai thác và đảm bảo sử dụng hiệu quả đất đai cho sự phát triển bền vững, lâu dài của TP.HCM.

“Nếu có cách tiếp cận đúng trong quản lý, phân bổ, khai thác sử dụng đất đai hiệu quả sẽ là động lực to lớn cho sự phát triển bền vững, tạo ra sự ổn định về mặt xã hội, đóng góp kinh tế”, ông Mãi cho biết.

TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết UBND TP.HCM mong muốn được lắng nghe góp ý từ hội thảo để nhận diện đúng vấn đề. Ảnh: Thiện Thông

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng cơ sở lý luận chung về chuyển dịch đất đai trong bối cảnh pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất các kiến nghị về chuyển dịch đất đai trong dự thảo Luật Đất đai. Đồng thời, tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan hữu quan trao đổi, thảo luận và góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, trong đó có các quy định về đất dành cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ông Quân cho rằng, Luật Đất đai 2013 đã giúp hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ kinh tế - xã hội trong quá trình áp dụng Luật Đất đai 2013 đã cho thấy những điểm không còn phù hợp của pháp luật đất đai so với thực tiễn, dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các vấn đề khác.

“Do đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự điều chỉnh các quy định trong Luật Đất đai để gỡ bỏ các vướng mắc pháp lý, đồng thời giúp phát huy các nguồn lực từ đất đai. Ngoài ra, việc xem xét và sửa đổi các quy định của Luật Đất đai cũng cần được chú trọng để khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định xã hội và tạo động lực cho thị trường bất động sản, trong đó có thị trường đất đai, trở thành kênh phân bổ và khai thác đất đai hợp lý, công bằng và hiệu quả”, ông Quân cho biết.

TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai
Ban chủ trì buổi thảo luận tại Hội thảo "cơ chế chuyển dịch đất đai và chính sách pháp lý đột phá cho TP.HCM". Ảnh: Minh Tuấn

Phát biểu tại Hội thảo, ThS.NCS Trương Trọng Hiếu (Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP.HCM) nêu ra các kiến nghị chính sách đột phá cho TP.HCM được gợi mở từ dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong đó, ông đề xuất lựa chọn TP.HCM là địa phương thí điểm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ông đánh giá việc xây dựng và hình thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chung rất quan trọng, song cũng là thách thức trong nhiều năm qua.

Ông Hiếu cho biết thị trường bất động sản ở nước ta hoạt động chưa thật sự chính quy. Ngoài ra, pháp luật đến nay chưa có định chế và cơ chế để truy nhận thông tin về giá đất trên thị trường, ngoại trừ dữ liệu về giá giao dịch mà cơ quan thuế đang quản lý. Đây là hai lý do tạo nên điểm nghẽn ở khâu hình thành dữ liệu về giá đất.

Một số biện pháp được kiến nghị như: đưa ra quy định và cả chế tài để buộc các bên có liên quan cung cấp thông tin về đất đai, đặc biệt là giá đất của các giao dịch; quy định trách nhiệm của các đơn vị, bao gồm cơ quan thuế và tổ chức kinh doanh bất động sản xuất thông tin về đất đai lên hệ thống dữ liệu quốc gia; phân bổ ngân sách và tài chính phù hợp để xúc tiến và triển khai các hoạt động này…

Ngoài ra, ông Hiểu cũng kiến nghị, dự thảo Luật Đất đai cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở ra một số quy định ngoại lệ cho các địa phương đang hoạt động theo mô hình đặc thù. Cụ thể, đối với nội dung quy định về thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh trong vấn đề đất đai, dự thảo cần đề cập tình huống cơ quan này có thể ủy quyền, trao quyền hoặc phân quyền lại cho chính quyền thành phố thuộc thành phố để TP.HCM được ủy quyền lại cho thành phố Thủ Đức.

Trong khi đó, PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, Nhà nước chỉ đóng vai trò quyết định và thực hiện việc chuyển dịch bắt buộc thông qua cơ chế thu hồi đất đối với các dự án vì an ninh quốc gia, lợi ích công cộng định nghĩa theo nghĩa hẹp.

Trong cơ chế chuyển dịch tự nguyện và cả cơ chế chuyển dịch bắt buộc, cần ghi nhận thủ tục yêu cầu tòa án xem xét quyết định thu hồi cũng như giá cả bồi thường. Ngoài ra, trong quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần bổ sung thêm phần quy hoạch đất có khả năng chuyển dịch, từ đó xác định rõ giới hạn của chuyển dịch đất đai trong từng giai đoạn và đối với từng khu vực.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn

Tin khác

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Điều kiện sang tên sổ đỏ năm 2024

Điều kiện sang tên sổ đỏ năm 2024

(LĐTĐ) Để chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024, bên chuyển nhượng phải có Giấy chứng nhận, đất không tranh chấp, không bị kê biên, còn thời hạn sử dụng, và không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Bên nhận không thuộc trường hợp bị cấm nhận chuyển nhượng, tặng cho.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội chiều tối và đêm qua (7/9) đã gây thiệt hại không nhỏ cho cư dân một số chung cư ở Thủ đô. Nhiều hộ gia đình phải thức cả đêm vật lộn với việc di chuyển xe khỏi hầm ngập, tát nước và gạt nước đối phó với mưa lớn, gió giật mạnh.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Hà Nội có thêm 9 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 9 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 9 dự án nhà ở đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng, cần cập nhật giấy tờ gì?

Thay đổi mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng, cần cập nhật giấy tờ gì?

(LĐTĐ) Thời gian tới, khi có nhu cầu cấp lại, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu vẫn đang sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) thì người dân có cần phải đổi sang thẻ Căn cước mới?
Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Xem thêm
Phiên bản di động