TP.HCM: Giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số vốn bồi thường giải phóng mặt bằng đã chi trả đến người dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt hơn 15.647 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 59,14%).
TP.HCM giải ngân vốn vay ODA chậm TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 Đồng Nai: Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM, số vốn bồi thường được giao trong năm 2023 là hơn 20.789 tỷ đồng, số vốn của kế hoạch năm 2022 thực hiện tiếp tục trong năm 2023 là 5.668 tỷ đồng. Đến nay số tiền còn lại trong kế hoạch vốn năm 2022 là hơn 1.328 tỷ đồng. Phần lớn số tiền này đang gửi Kho Bạc Nhà nước do các vướng mắc liên quan đến một số trường hợp như phân chia di sản thừa kế, tòa án các cấp đang thụ lý giải quyết, phần vốn còn ở một số địa phương không hấp thụ được đang làm thủ tục trả về ngân sách...

TP.HCM: Giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thi công dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Như vậy, tổng số vốn bồi thường đang thực hiện theo dõi việc giải ngân (chi trả đến người dân) trong năm 2023 là hơn 26.457 tỷ đồng; đến nay các địa phương đã giải ngân được hơn 15.647 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,14%. Số tiền cần tiếp tục thực hiện giải ngân là 10.811 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,86%) để đảm bảo mục tiêu giải ngân trong năm 2023.

Theo đại diện Sở TNMT TP.HCM: Để đạt được tỷ lệ giải ngân theo mục tiêu của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đề ra trong năm 2023 (đạt 95%), trong 30 ngày còn lại (tháng 12/2023), Thành phố cần tăng cường nhiều giải pháp, sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ của các sở - ngành, UBND các địa phương, các chủ đầu tư dự án, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực các địa phương... cũng như việc huy động mọi nguồn lực thực hiện, cùng tháo gỡ các vướng mắc, củng cố hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiếp tục giải ngân phần vốn ghi còn lại.

Tính đến ngày 30/11/2023 có 5 địa phương giải ngân phần vốn bồi thường đạt tỷ lệ trên 90% gồm các quận: 8, 10, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, riêng quận 7 đạt trên 80%. Có 9 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 50% đến 80% gồm các quận: 4, 11, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp và các huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn.

Có 4 địa phương còn lại tiến độ giải ngân phần vốn bồi thường chỉ đạt tỷ lệ dưới 50%, gồm các quận: 6, Tân Phú, thành phố Thủ Đức, huyện Cần Giờ. Đáng chú ý có 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp dưới 30% gồm quận 6 (14,27%) và quận Tân Phú (22,97%); 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt 0% gồm quận 3 (423 tỷ đồng/1 dự án), quận 5 (587 tỷ đồng/3 dự án).

Về tình hình giải ngân các dự án trọng điểm, riêng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 được giao vốn năm 2023 là 14.751 tỷ đồng, đã chi tiền cho 1.354/1.679 hộ với tổng số tiền hơn 7.200 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 48,81%). Dự án đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ quận Bình Thạnh đến Công viên Văn hóa) đã chi tiền được 358/425 hộ với số tiền 1.082/1.546 tỷ đồng (đạt 69,98%). Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã chi tiền được 38/46 hộ với số tiền là 138/153 tỷ đồng (đạt 88,63%).

Đại diện Sở TNMT TP.HCM cho biết thêm, hiện nay đơn vị này đang tăng cường các giải pháp cùng với UBND các địa phương tháo gỡ vướng mắc để cải thiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trên địa bàn quận 3.

Sở TNMT sẽ đôn đốc UBND các địa phương, các chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chứng từ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tăng cường giải ngân vốn bồi thường từ Kho bạc chuyển về. Trong đó, huyện Bình Chánh tiếp tục giải ngân 104 tỷ đồng, huyện Nhà Bè giải ngân 67 tỷ đồng, quận 7 tiếp tục giải ngân 23,354 tỷ đồng và quận Tân Bình nhận 93,64 tỷ đồng.

Đối với UBND thành phố Thủ Đức, Sở TNMT kiến nghị cần tăng cường rà soát, thực hiện tiếp tục phê duyệt chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án còn lại có khả năng giải ngân số tiền tạm ứng. Cụ thể là đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai - đoạn ngã 3 đường Lò Lu đến Nguyễn Duy Trinh (190 tỷ đồng); dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai - đoạn ngã 3 đường Lã Xuân Oai đến đường D2 Khu Công Nghệ cao (281 tỷ đồng); dự án đường kết nối từ đường Long Phước vào trường Đại học Luật TP.HCM (42 tỷ đồng); dự án hệ thống thoát nước đường số 8, Phước Bình (7,2 tỷ đồng), dự án mở rộng đường Tăng Nhơn Phú (42 tỷ đồng).

Ngoài ra Sở TNMT cũng kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao UBND địa phương, đặc biệt là các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi rà soát quỹ đất trên địa bàn để đề xuất dự án xây dựng khu tái định cư; trong đó về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp áp dụng theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM.

Giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn đến giải ngân đầu tư công

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 6/12/2023, TP.HCM đã giải ngân 35.157 tỷ đồng, đạt 51,2% kế hoạch. Một trong nhiều nguyên nhân khiến kết quả giải ngân đầu tư công đạt thấp là do vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, việc phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư của các cơ quan, sở, ngành, chủ đầu tư. Tại TP.HCM có nhiều dự án chưa được tính toán kỹ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến số vốn còn dư lại lên tới 5.449 tỷ đồng.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, UBND TP.HCM xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức, chủ đầu tư dự án; sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chỉ đạo, điều hành đối với từng tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động