TP.HCM: Khẩn trương khắc phục sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố nêu trên; báo cáo UBND TP.HCM trong thời gian sớm nhất.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bị võng, nứt do đứt cáp nhịp chính. |
Trong thời gian khắc phục sự cố, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an Thành phố, UBND quận Bình Thạnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, thực hiện phương án tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; có giải pháp hướng dẫn, điều tiết, phân luồng giao thông từ xa, tránh để xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn giao thông tại khu vực cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng có văn bản quyết định thành lập Tổ điều tra sự cố công trình cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Theo quyết định, Tổ điều tra sự cố công trình cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh có 16 thành viên, do Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Võ Khánh Hưng làm Tổ trưởng.
Tổ điều tra sự cố có trách nhiệm tổ chức thực hiện giám định nguyên nhân sự cố công trình cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh theo quy định tại Nghị định 06/2021 của Chính phủ. Đồng thời báo cáo UBND TP.HCM về kết quả khắc phục sự cố công trình xây dựng.
Trước đó, qua quá trình khảo sát thực địa tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ - Sở Giao thông Vận tải đã phát hiện sự cố nhịp chính cầu bị võng do 4 bó cáp dự ứng lực neo giữ trụ T24 đến T25 nằm sâu dưới đất bị đứt.
Độ võng lớn nhất tại nhịp dầm chính cầu Nguyễn Hữu Cảnh theo hướng từ cầu Sài Gòn đi qua quận 1 lớn hơn độ võng cho phép theo tính toán là 7,2cm. Với độ võng nêu trên, chuyển vị ngang tương ứng là 7,2cm, vượt quá mức cho phép là 3,8cm.
Để đảm bảo an toàn, từ ngày 29/9, Sở Giao thông vận tải đã có thông báo cấm tất cả các loại xe đi qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh để cơ quan chức năng gia cố, đánh giá nguyên nhân và lên phương án khắc phục.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh dài hơn 600m nằm ở trục chính cửa ngõ để đi vào khu trung tâm. Công trình do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư, đưa vào sử dụng năm 2002 với tuyến đường cùng tên. Cây cầu đưa vào khai thác hơn 20 năm qua, tuy nhiên cũng không ít lần phải sửa chữa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34