TP.HCM: Thu hồi "đất vàng" 33 Nguyễn Du

Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai, thế chấp quyền sử dụng đất, đồng thời Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đưa vụ việc vào diện chỉ đạo, theo dõi; Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có quyết định thu hồi 6.274,5m2 khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Công khai, minh bạch trong thu hồi đất Sửa Luật Đất đai: Tìm ra phương pháp xác định giá đất phù hợp, chính xác Sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về đấu giá tài sản sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Niêm yết quyết định thu hồi đất

Theo đó, UBND TP.HCM quyết định thu hồi 6.274,5m2 đất thuộc thửa số 6, tờ bản đồ số 17, bộ địa chính phường Bến Nghé, quận 1 do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty TNHH một thành viên (Vinafood 2), nay là Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty cổ phần.

UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND phường Bến Nghé có trách nhiệm giao quyết định này cho Công ty Việt Hân Sài Gòn, trường hợp công ty này không nhận quyết định (hoặc vắng mặt) thì lập biên bản, niêm yết quyết định này tại trụ sở UBND phường, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư theo quy định.

TP.HCM: Thu hồi
Khu đất "vàng" số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM bỏ hoang, hiện đang làm bãi giữ xe.

Công ty Việt Hân Sài Gòn phải thực hiện bàn giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM để quản lý theo quy định pháp luật. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính khác.

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở ban ngành, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục tiếp nhận, quản lý khu đất thu hồi theo quy định pháp luật. Trung tâm này có trách nhiệm đề xuất phương án sử dụng đất, trình Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu cho UBND TP.HCM.

Ngoài ra, UBND TP.HCM giao cho UBND quận 1 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, quy hoạch đối với khu đất nêu trên, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng

Tại khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, trong báo cáo Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công, thế chấp tín dụng bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể, là vi phạm có dấu hiệu gây thất thoát, thiệt hại tài sản Nhà nước, lập hồ sơ dự án đầu tư khống và lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của 4 cơ sở nhà đất để thế chấp vay tiền của các tổ chức tín dụng...

Vinafood 2 đã thoái vốn và chuyển nhượng 20% vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn và quyền sử dụng 4 cơ sở nhà đất cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại quảng cáo xây dựng Việt Hân (gọi tắt là Công ty Việt Hân) là không đúng quy định pháp luật, trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1647/TTg-KTN ngày 15/9/2015.

Trong Kết luận số 2099/BC-TTCP, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ việc quản lý, sử dụng 4 cơ sở nhà đất trên có thiếu sót, không thống nhất một đầu mối, quản lý chồng chéo, không chặt chẽ. Cùng một lúc có 2 chủ thể cùng quản lý các cơ sở nhà, đất nói trên là UBND TP.HCM và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó, chủ thể trực tiếp sử dụng 4 cơ sở nhà đất trên là 34 hộ dân nguyên là cán bộ, nhân viên làm việc cho Vinafood 2.

Đồng thời, 4 tòa nhà cao tầng và các công trình khác tại địa chỉ 42 đường Chu Mạnh Trinh đã bị tháo dỡ, đập phá không phép để làm bãi giữ xe ô tô nhưng không cơ quan nào quản lý. Vinafood 2 đã 4 lần làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, không thực hiện lập lại phương án sắp xếp lại 4 cơ sở nhà, đất; không lựa chọn được đối tác bảo đảm đủ năng lực thực hiện dự án; thực hiện thoái vốn không chặt chẽ; không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời 34 hộ dân. Hiện, vẫn còn 30/34 hộ dân vẫn đang trực tiếp sử dụng các cơ sở nhà, đất trên với 150 nhân khẩu, trong đó có 5 hộ đã nhận tiền hỗ trợ, di dời.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ hàng loạt sai phạm khác từ tháng 1/2016 đến nay, như việc 4 lần Vinafood 2 chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn là công ty con của Công ty Việt Hân; lợi dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 (cấp cho Công ty Việt Hân Sài Gòn) để vay vốn ngân hàng.

Theo đó, Vinafood 2 được UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (số BB971073 ngày 11/9/2010) có mục đích: Đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại). Sau đó, Vinafood 2 hợp tác với Công ty Việt Hân thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn để thực hiện dự án. Trong đó, Vinafood 2 góp 20% và Công ty Việt Hân góp 80% để thực hiện dự án cụm khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng và thương mại cho thuê.

Trong quá trình thực hiện dự án, tháng 12/2015, Vinafood 2 chuyển nhượng toàn bộ cổ phần vốn góp cho đối tác. Sau đó, khu đất được cập nhật biến động với việc đổi tên Vinafood 2 trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thành tên Công ty Việt Hân Sài Gòn.

Tiếp đến, năm 2016, Công ty Việt Hân Sài Gòn có sự thay đổi chủ sở hữu, gồm 2 thành viên góp vốn, đó là Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (góp 99%) và Công ty Việt Hân (góp 1%). Sau đó, các chủ hữu mới đã dùng cụm nhà đất số 34-36, 42 Chu Mạnh Trinh và số 33 Nguyễn Du thế chấp Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM.

Để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Tư pháp Thành phố chỉ đạo và giám sát Phòng Công chứng số 7 khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền đề nghị tuyên bố Văn bản công chứng 28355 công chứng “Hợp đồng góp vốn và chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa Vinafood 2 với Công ty Việt Hân Sài Gòn là vô hiệu; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 và thu hồi 4 cơ sở nhà, đất tại các địa chỉ 33 đường Nguyễn Du, 34-36-42 đường Chu Mạnh Trinh để quản lý, khai thác, sử dụng đúng pháp luật.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM chỉ đạo Công an Thành phố kiểm tra việc phá dỡ tài sản Nhà nước tại số 42 đường Chu Mạnh Trinh, xác định giá trị thiệt hại tài sản Nhà nước, trách nhiệm bồi thường và hình thức xử lý theo quy đinh pháp luật; chỉ đạo Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố xác minh làm rõ việc các bên liên quan gian lận thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển nhượng lòng vòng qua cá nhân để hưởng thuế suất 0,1% đối với hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty Việt Hân Sài Gòn.

"Làm xiếc" trên đất công

Tại dự án 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc Vinafood 2, Công ty Việt Hân Sài Gòn không triển khai dự án mà sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 4 công ty thành viên vay ngân hàng.

Cụ thể, vào tháng 12/2014, Vinafood 2 ký hợp đồng vay Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 850 tỷ đồng và được giải ngân hơn 518 tỷ đồng (vào tháng 3/2015). Đến tháng 12/2015, Vinafood 2 đã trả hết nợ gốc và lãi vay gần 550 tỷ đồng.

Lần thứ 2, vào tháng 4/2016, ông Đinh Trường Chinh, đại diện pháp luật của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp không số với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông (mua 99% vốn góp của Công ty Việt Hân Sài Gòn) và đã được MSB đã giải ngân 1.683 tỷ đồng. Đến tháng 1/2017, Công ty cổ phần Bất động sản Mùa Đông đã trả hết nợ gốc và lãi.

Lần thứ 3, bà Trương Thị Cẩm Giang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty Việt Hân Sài Gòn ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho 9 hồ sơ khách hàng tại dự án được lập khống trên chính khu đất nói trên và đã được giải ngân hơn 5.801 tỷ đồng. Đến tháng 8/2017, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi vay của 7 hợp đồng và đến tháng 4/2018 trả hết gốc và lãi của 2 hợp đồng còn lại.

Lần thứ 4, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản vay từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Củ Chi để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho 7 hồ sơ khách hàng vay vốn và đã được giải ngân hơn 5.371 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, ngân hàng giải ngân và 1 năm sau, Công ty Việt Hân Sài Gòn đã trả hết nợ gốc và lãi.

Lần thứ 5, bà Trương Thị Cẩm Giang tiếp tục dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 4 cơ sở, nhà đất tại 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh ký hợp đồng thế chấp vay Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và được giải ngân hơn 6.308 tỷ đồng. Số tiền này đã giải ngân trong cùng một ngày 28/8/2018 cho 7 hồ sơ vay.

* Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 của 4 cơ sở nhà đất nói trên.

Xuân Tình - Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động