Trào lưu vẽ tranh bích hoạ: Cần phải có sự kiểm duyệt

(LĐTĐ) Bích hoạ đang trở thành một phong trào của Hà Nội. Bên cạnh việc mang đến sự mới mẻ thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô vì tính tự phát và không có kiểm duyệt.
trao luu ve tranh bich hoa can phai co su kiem duyet Thu về trên phố bích họa Phùng Hưng
trao luu ve tranh bich hoa can phai co su kiem duyet Tuyên truyền phòng cháy chữa cháy qua tranh bích họa tuyệt đẹp

Gần đây, việc chỉnh trang thay đổi diện mạo không gian công cộng nơi đô thị Hà Nội đã trở thành phong trào sâu rộng trên toàn địa bàn Thành phố. Khu tập thể Phụ nữ Trung ương (39 Pháo Đài Láng, quận Đống Đa) vốn cũ kỹ giữa trung tâm thành phố, giờ đã được khoác lên mình những bức tranh bích họa rực rỡ màu sắc, mang đặc trưng của Hà Nội xưa.

Hay ngõ 23 phố Giang Văn Minh (quận Ba Ðình) cũng được trang trí bích hoạ lên bức tường của Trường THCS Nguyễn Trãi. Trước đó, rất nhiều không gian công cộng của Hà Nội cũng được tô điểm bởi tranh bích hoạ. Ngõ Ao Dài (tổ dân phố số 2, Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) dài 400m với hàng chục bức tranh lớn nhỏ khác nhau với nội dung mang hướng tuyên truyền về môi trường, trẻ em, sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình, tránh xa tệ nạn xã hội.

trao luu ve tranh bich hoa can phai co su kiem duyet
Dự án cộng đồng ở phố Phùng Hưng đã trở thành một phần của phố cổ Hà Nội

Hay con đường Hủng vào làng Đông Khê (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) cũng được thay đổi diện mạo bằng những bức tranh nghệ thuật tươi tắn. Ngoài bích hoạ, những bức tường ở các con phố nhỏ của Hà Nội còn được trang trí bằng gốm sứ. Ví như ngõ 78 phố Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) hay ngõ 68 phố Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã được người dân tự góp tiền thuê thợ gắn những tấm gốm thô mộc thành các bức tranh phong cảnh, làng quê...

Thế nhưng, bên cạnh những dự án làm hay, làm tốt thì nhiều nơi người dân tự phát hoặc chưa được chú trọng về nội dung nghệ thuật đã gây ra không ít băn khoăn, lo lắng. Nếu con đường gốm sứ ven sông Hồng hay phố bích họa Phùng Hưng được dư luận, cũng như giới chuyên môn đánh giá cao, thì không phải phố bích họa nào cũng được đánh giá là có giá trị mỹ thuật, góp phần tôn tạo cảnh quan. Với những người quản lý nghệ thuật, sự xuất hiện của bức tranh bích hoạ liên tiếp mang đến những lo ngại.

Mới đây nhất, dự án bích họa trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã được một nhóm họa sĩ là cựu học sinh của Trường THPT Phan Đình Phùng thực hiện từ đầu tháng 10/2018. Khoảng 20 bức tranh trong tổng thể tác phẩm dự kiến đã được hoàn thành, có chủ đề “Hà Nội xưa và nay”, được chia thành hai mảng quá khứ - hiện tại. Phần quá khứ hiện hữu qua những bức tranh về Hà Nội xưa, phần hiện tại là những bức tranh tái hiện những khoảnh khắc đẹp nhất trên phố Phan Đình Phùng.

Dù ý tưởng và thực hiện từ các hoạ sĩ chuyên nghiệp thế nhưng việc vẽ tranh trên con phố được coi là đẹp nhất ở Thủ đô đã gây ra nhiều tranh cãi. Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Hà Nội không thể vẽ tuỳ tiện được vì những mặt phố cổ kính từ thời Pháp đã quá đẹp như mặt tường phố Phan Đình Phùng vẫn còn nguyên vẹn cùng với kiến trúc và cây xanh. Nhưng vừa rồi vẽ quá nhiều thì tôi cho là sự tuỳ tiện.

Có những nơi không cần vẽ vẫn đẹp, chỉ cần bảo đảm yếu tố xanh – sạch – đẹp là đủ rồi”. Rõ ràng bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần có sự tính toán kỹ lưỡng, không gian nào là phù hợp, hình thức thể hiện và cách thức thực hiện ra sao để đảm bảo sự hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại vẫn luôn là bài toán lớn đối với những người làm nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển nghệ thuật của dự án công cộng phố bích hoạ Phùng Hưng cho biết, có rất nhiều cấp độ về tranh bích hoạ. Phải là tổ chức chuyên nghiệp mời những nghệ sĩ chuyên nghiệp thì mới ra được những tác phẩm bích hoạ đúng nghĩa. Vì bích hoạ đòi hỏi kiến thức nhiều hơn hoạ sĩ chỉ quen vẽ với một tấm toan ở trong xưởng.

Nó đòi hỏi sự hiểu biết về cảnh quan, về không gian, ngữ cảnh, về mối quan hệ với cộng đồng ở quanh bức tường hay địa hình được khoác tấm áo nghệ thuật lên. Những tác phẩm đó thay vì nói lên cái “tôi” riêng của người nghệ sĩ, cần toát lên cái “tôi” chung của cộng đồng.

TS Nguyễn Viết Chức – Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá Thăng Long, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục Quốc hội cho rằng, không thể phủ nhận có những con ngõ nhỏ, những bức tường bẩn thỉu đã được các hoạ sĩ vẽ những bức hoạ thay màu áo mới cho con phố trở nên sạch đẹp hơn được cư dân xung quanh hoan nghênh.

Nhưng không phải bích hoạ tốt, hoạ sĩ vẽ đẹp mà chỗ nào cũng vẽ được mà vẽ cái gì, vẽ như thế nào và vẽ ở đâu cũng phải được tính toán, phải được sự đồng ý của cư dân. Hơn nữa, ở những nơi không cần thiết những bức vẽ như thế, nếu vẽ sẽ làm phá hỏng không gian ở đó thì cũng không được phép vẽ. “Có lẽ đã đến lúc đây được coi như loại hình nghệ thuật công cộng, đại chúng.

Ngành văn hoá và các cơ quan quản lý nên đưa vào danh mục những thứ có thể kiểm soát, chứ không thể nào tự do mãi được. Nếu không cẩn thận có thể trở thành vấn nạn. Cơ quan quản lý cần phải vào cuộc, nơi nào được phép vẽ tranh bích hoạ, nơi nào không được vẽ để phát huy mặt tốt và hạn chế mặt chưa tốt nếu nó nở rộ thành phong trào” – TS Chức cho biết.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động