Trực tuyến hình ảnh: Giải đáp những vướng mắc về chính sách cho người lao động
Buổi giao lưu do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức, được truyền trực tuyến từ Hội trường Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị - Hapulico (số 1 phố Vũ Đức Thận, phường Việt Hưng, quận Long Biên).
Với sự tham gia tư vấn, trả lời câu hỏi trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, buổi giao lưu hướng tới mục đích giúp các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên chức lao động nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật liên quan đến người lao động, nhất là những vướng mắc liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; từ đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
* Từ 8h: Công nhân, viên chức, lao động thực hiện công tác phòng, chống dịch
Công nhân, viên chức, lao động đo thân nhiệt trước khi vào hội trường buổi giao lưu. |
* 8h30: Bắt đầu buổi giao lưu
Buổi giao lưu thu hút gần 300 đoàn viên công đoàn và người lao động tham gia. |
* 8h35: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Ngô Văn Tuyến nhấn mạnh: Những buổi giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật mà báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn tổ chức thường xuyên trong nhiều năm qua đã tạo một kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất hiệu quả, hữu ích với công nhân viên chức lao động. Đây cũng là lý do để năm 2021 này và thời gian tiếp theo, Liên đoàn Lao động Thành phố tiếp tục chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức thêm nhiều cuộc giao lưu trực tuyến để tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động. |
Các đại biểu tham dự buổi giao lưu. |
Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Thời gian qua, ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, báo Lao động Thủ đô đã chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức. Và buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chế độ chính sách cho người lao động” hôm nay là kênh thông tin phổ biến pháp luật trực tiếp cho người lao động. Báo đã mời các chuyên gia là Luật sư, cán bộ công đoàn, cán bộ ngành bảo hiểm xã hội - những nhà hoạch định và triển khai chính sách, rất am hiểu về pháp luật lao động và các chính sách pháp luật liên quan tới người lao động, sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan đến chế độ chính sách mà người lao động quan tâm. |
Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thị Thanh chia sẻ, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho người lao động nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật để chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm hỗ trợ pháp lý, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ cho người lao động, góp phần ổn định quan hệ lao động. |
* 8h50: Hỏi đáp giữa công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia
(Toàn bộ nội dung trả lời của chuyên gia xin mời bạn đọc xem tại đây)
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, báo Lao động Thủ đô, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tặng hoa các chuyên gia. |
Tham gia giải đáp mọi câu hỏi của cán bộ công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Văn Hà, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Hapulico) chia sẻ tại buổi giao lưu. |
Chị Cẩm Ly (Phòng Tổ chức Hapulico) đặt câu hỏi: Tôi đang nuôi con nhỏ. Vì vậy tôi muốn nghỉ ở nhà một thời gian để chăm con, trong trường hợp này tôi có thể đề nghị người sử dụng lao động để được tạm hoãn hợp đồng lao động không? |
Chị Nguyễn Hồng Vân (Xí nghiệp chiếu sáng) đặt câu hỏi: Tôi sinh tháng 1/1971. Vậy tuổi nghỉ hưu theo Luật Lao động mới là bao nhiêu? |
Chị Đinh Thị Thanh Thúy (Khối Nhà máy) đặt câu hỏi: Hiện nay người lao động vào làm việc tại công ty chúng tôi được thử việc 02 tháng đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, còn lại là thử việc 01 tháng. Tôi xin hỏi công ty thực hiện có đúng chưa? |
Anh Lê Tuấn Vĩnh (Văn phòng tổng hợp) đặt câu hỏi: Tôi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Tôi đi khám ở Bệnh viện Xanhpon thì có được hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đúng tuyến không? Tôi hiểu là đã thông tuyến cấp quận thì tôi đi khám ở Xanhpon cũng được hưởng bảo hiểm y tế như tôi khám ở Thanh Nhà. Từ 1/1/2021, bảo hiểm y tế có thông tuyến tỉnh đối với bệnh ngoại trú không? Xin chuyên gia giải thích rõ cho người lao động hiểu về quyền lợi khi thẻ bảo hiểm y tế có dòng chữ đủ thời hạn 5 năm liên tục? |
Ekip trực tuyến báo Lao động Thủ đô. |
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn (Nhà máy thiết bị chiếu sáng) đặt câu hỏi: Luật Lao động 2019 có gì khác với Luật Lao động 2012? |
Chị Đặng Thị Lan Anh (Phòng Tài chính - Kế toán) đặt câu hỏi: Khi người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 5 ngày làm việc trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Thủ tục thực hiện như thế nào và có phải chi trả trợ cấp thôi việc trong trường hợp này không? Nếu người lao động không nghỉ phép hết năm thì có được thanh toán tiền phép còn lại không? |
Công nhân, viên chức, lao động tham gia buổi giao lưu. |
Anh Đinh Hồng Phương (Nhà máy) đặt câu hỏi: Do điều kiện công việc tại công ty có những thời điểm phải làm ca hoặc thêm giờ. Xin hỏi có được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm việc ca đêm, làm thêm giờ không? Hiện nay việc trả lương cho người lao động tại công ty được thực hiện qua tài khoản ngân hàng. Vậy làm thế nào để người lao động biết được chi tiết tiền lương của bản thân trong tháng? |
Chị Quản Thuý Hằng (Xí nghiệp quản lý điện chiếu sáng) đặt câu hỏi: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không? |
Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Phòng Tổ chức) đặt câu hỏi: Hiện ở công ty tôi việc tuyển dụng lao động được thực hiện như sau: sau khi phỏng vấn người lao động đạt yêu cầu thì công ty nhận người lao động vào thử việc bằng quy định tiếp nhận thử việc. Xin hỏi như vậy có được hay không bắt buộc phải thực hiện giao kết Hợp đồng lao động thử việc? Người sử dụng lao động có được thử việc nhiều lần đối với người lao động hay không? Người lao động có thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội thì giải quyết như thế nào? |
Anh Ngô Thanh Tú đặt câu hỏi: Người lao động đã từng làm việc, sau đó nghỉ việc thì khi đi làm lại có phải thử việc hay không? |
* 9h30: Giao lưu với công nhân, viên chức, lao động
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Ngô Văn Tuyến tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu. |
Ông Nguyễn Quốc Khánh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Hapulico) tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Hapulico) tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 9h40: Cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
Anh Nguyễn Ngọc Chiến đặt câu hỏi: Cách tính lương hưu cho cán bộ công nhân viên khi đến tuổi về hưu, đủ năm công tác theo luật lao động mới như thế nào? Người lao động sinh năm 1971 vào làm việc tại công ty chiếu sáng từ năm 2004, theo chế độ mới đến năm 62 tuổi về nghỉ chế độ lúc đó người lao động được 27 năm công tác. Xin hỏi người lao động đủ năm công tác nghỉ chế độ chưa? Chế độ được hưởng như thế nào? |
Chị Nguyễn Thu Hằng (Phòng Kế hoạch Kinh doanh) đặt câu hỏi: Thời gian nghỉ sinh thì người lao động và người sử dụng lao động có cần đóng bảo hiểm xã hội không? Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? Người lao động làm việc cùng một lúc 2 nơi thì người này phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như thế nào? Sổ bảo hiểm xã hội đang ghi theo số chứng minh thư cũ, bây giờ đổi theo căn cước thì sau này có ảnh hưởng gì đến các thủ tục giải quyết các chế độ không? |
Anh Nguyễn Ngọc Tường (Nhà máy chiếu sáng) đặt câu hỏi: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau 25 năm có phải đóng tiếp không? Đối với người lao động đã thừa năm công tác và năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, do sức khỏe yêu không lao động tiếp được thì được tính chế độ nghỉ hưu như thế nào? Nếu nghỉ hưu lĩnh theo chế độ một cục thì có được hưởng bảo hiểm y tế không? |
Anh Lê Mạnh Phương (Phòng Kế hoạch - Kinh doanh) đặt câu hỏi: Theo tôi được biết sắp tới khi nước ta tham gia các Hiệp định mới, sẽ có thêm tổ chức đại diện mới của người lao động ngoài tổ chức Công đoàn. Vậy tổ chức này hoạt động theo cơ chế nào trong doanh nghiệp và trong một doanh nghiệp cùng tồn tại hai tổ chức thì hoạt động như thế nào? |
Anh Đỗ Hoàng Quân (Xí nghiệp thiết kế) đặt câu hỏi: Tôi đang tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vợ tôi thì không. Vậy khi vợ sinh con thì vợ tôi có được hưởng gì không và tôi có được hưởng chế độ gì không? |
Chị Nguyễn Thị Phương Thảo (Phòng Tổ chức) đặt câu hỏi: Lao động nữ cần đóng bảo hiểm xã hội ít nhất bao nhiêu tháng trước khi sinh để hưởng chế độ thai sản. Trường hợp mẹ trong thời gian nghỉ thai sản, con mới sinh bị ốm đau mà mẹ đang hưởng chế độ thai sản, như vậy người cha có được hưởng chế độ con ốm hay không? Lao động nữ trong thời gian thử việc 2 tháng chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà có thai 1 tháng thì có được hưởng chế độ nghỉ đi khám thai không? Người lao động có thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội thì giải quyết như thế nào? |
Chị Phạm Linh Chi (Phòng Tài chính - Kế toán) đặt câu hỏi: Hiện nay công ty chúng tôi chủ yếu ký Hợp đồng lao động bằng văn bản, trong trường hợp người lao động ở xa như trong Chi nhánh Đà Nẵng thì phải gửi Hợp đồng lao động vào cho người lao động ký rồi gửi ra để người sử dụng lao động ký sau đó chuyển lại, khá phức tạp. Vậy chúng tôi có thể ký trên bản scan được không? Hiện nay, công ty chỉ áp dụng 2 loại hợp đồng là Không xác định thời hạn và loại 12 tháng. Vậy trong trường hợp chúng tôi có những công việc theo tính chất mùa vụ vào cuối năm thì có thể ký hợp đồng lao động mùa vụ không? Với những trường hợp người cao tuổi được tiếp tục ký hợp đồng lao động, chúng tôi yêu cầu 6 tháng phải đi khám sức khỏe một lần thì thời hạn hợp đồng lao động là 6 tháng có phù hợp không? Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp nào? |
Một độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Việc đối thoại giữa chủ sử dụng lao động và người lao động có thay đổi gì theo Bộ luật Lao động mới? |
Anh Lê Quý Đăng (Văn phòng tổng hợp) đặt câu hỏi: Khi phải tạm hoãn hợp đồng lao động do người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thời gian tạm hoãn có được tính vào thời hạn hợp đồng lao động không ? Trong thời gian thực hiện lệnh gọi quân sự dự bị động viên 30 ngày hoặc 3 tháng thì người lao động có được tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty không? |
* 10h10: Tiếp tục giao lưu với công nhân, viên chức, lao động
Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động. |
Ông Trần Đức (Phó Tổng Giám đốc Hapulico) tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 10h15: Cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
Độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Công ty tôi sau khi tập sự có yêu cầu chế độ tập sự hưởng 80% lương. Ngoài ra phải ký cam kết làm việc trong 3 năm. Nếu nghỉ việc phải hoàn trả tiền lương do công đào tạo. Liệu có đúng luật? |
Anh Đào Ngọc Quý (Phòng Kế hoạch) đặt câu hỏi: Hiện nay công ty chúng tôi thực hiện đối thoại với người lao động tại Hội nghị người lao động được tổ chức hằng năm, vậy cho tôi hỏi ngoài việc đối thoại theo định kỳ này ra sao thì còn phải đối thoại trong những trường hợp nào khác? Bộ Luật Lao động 2019 quy định doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận với người lao động. Vậy doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có phải báo cáo chủ sở hữu (Ủy ban nhân dân Thành phố) phê duyệt thang bảng lương trước khi áp dụng không? Trước kia là chúng tôi phải xây dựng và báo cáo chủ sở hữu phê duyệt rồi mới được áp dụng. Công ty có thể thưởng cho người lao động bằng hiện vật được không? |
Người lao động tham gia giao lưu văn nghệ. |
* 10h40: Bế mạc buổi giao lưu
Tổng Biên tập báo Lao động báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc phát biểu bế mạc buổi giao lưu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Liên đoàn Lao động TP 16/09/2024 18:23
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác
Liên đoàn Lao động TP 12/09/2024 12:35
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác
Liên đoàn Lao động TP 02/09/2024 07:51
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em
Liên đoàn Lao động TP 21/08/2024 06:01
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ
Liên đoàn Lao động TP 15/08/2024 09:39
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở
Liên đoàn Lao động TP 29/07/2024 08:53
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 06:00
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 05:50
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Liên đoàn Lao động TP 24/07/2024 12:53
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 19/07/2024 08:26