Trực tuyến hình ảnh: Hỏi - đáp về chính sách pháp luật lao động cho gần 300 công nhân, viên chức, lao động
Với sự tham gia giao lưu, trả lời câu hỏi trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, buổi giao lưu hướng tới mục đích trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật về lao động cho đoàn viên, người lao động và chủ sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
* Từ 8h: Công nhân, viên chức, lao động thực hiện công tác phòng, chống dịch
Công nhân, viên chức, lao động sát khuẩn tay trước khi vào hội trường buổi giao lưu. |
* 8h15: Chương trình ca nhạc
Tiết mục “Dâng người tiếng hát mùa xuân” - Sáng tác: Nguyễn Văn Thương, biểu diễn: Tốp ca nam nữ. |
Tiết mục “Giai điệu Tổ quốc” - Sáng tác: Trần Tiến, biểu diễn: Ngọc Việt. |
Tiết mục “Sapa nơi gặp gỡ đất trời” - Sáng tác: Phùng Chiến, biểu diễn: Đặng Ái - Đình Đại. |
Tiết mục “Đường chúng ta đi” - Sáng tác: Huy Du; biểu diễn: Đình Đại - Ngọc Việt - Lê Cường. |
* 8h30: Bắt đầu buổi giao lưu
Đến dự buổi giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Trưởng phòng Dân vận các cơ quan, Ban Dân vận Thành Uỷ Hà Nội; ông Nguyễn Bá Châu - Uỷ viên Thường vụ, Chánh Văn phòng Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Uỷ viên Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Đoàn Tuấn Anh - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phúc Thọ; ông Trần Ngọc Tuyên - Phó Trưởng ban Dân vận Huyện uỷ Phúc Thọ; bà Nguyễn Thị Lan Anh - Huyện uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Phúc Thọ và đại diện Liên đoàn lao động các quận, huyện, ngành, các Ban của Liên đoàn Lao động Thành phố. |
Gần 300 công nhân, viên chức, lao động tham gia buổi giao lưu trực tuyến. |
* 8h35: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu
Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh nhấn mạnh: "Buổi giao lưu với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ là cơ hội quý giá để người lao động nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình. Tôi mong muốn, với những kiến thức hữu ích được các chuyên gia cung cấp, sau buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và người lao động, các cán bộ, công chức, viên chức sẽ nắm rõ hơn về chính sách, quy định mới về pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn về quyền lợi, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động". |
Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc cho biết: "Kể từ năm 2010, báo Lao động Thủ đô đã dần hình thành một kênh phổ biến kiến thức pháp luật rất hiệu quả, hữu ích thông qua việc tổ chức các cuộc đối thoại, giao lưu trực tiếp với công nhân, viên chức, lao động. Tại các cuộc này, công chức, viên chức, người lao động đã rất sôi nổi đặt các câu hỏi là những tình huống, khúc mắc trong đời sống hàng ngày và được các chuyên gia của chương trình cũng là những nhà quản lý, luật sư, những nhà hoạch định và triển khai chính sách, rất am hiểu về pháp luật và các lĩnh vực xã hội giải đáp". |
Cùng phát biểu tại buổi giao lưu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ Nguyễn Thị Lan Anh khẳng định: Chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay, ngoài việc giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan đến những chế độ, chính sách mới, còn là dịp để Liên đoàn Lao động Huyện nói riêng cũng như tổ chức Công đoàn lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách từ thực tiễn của đoàn viên, công nhân viên chức lao động để tiếp tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực lao động và các chế độ, chính sách liên quan đến công chức, viên chức, người lao động. |
* 9h00: Hỏi đáp giữa công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia
(Toàn bộ nội dung trả lời của chuyên gia xin mời bạn đọc xem tại đây)
Lãnh đạo thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và huyện Phúc Thọ tặng hoa các chuyên gia |
Tham gia giải đáp mọi câu hỏi của cán bộ công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ Hà Nội; Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng phòng Chế độ, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội. |
Anh Bùi Hồng Hạnh (Trường Trung học cơ sở Vân Phúc) đặt câu hỏi: Tôi xin hỏi, nhân viên bảo vệ các nhà trường làm việc theo chế độ hợp đồng 68. Các đồng chí đó thường phải làm 12 tiếng/ngày. Xin chuyên gia cho biết như thế có đúng với quy định của pháp luật không? Những ngày lễ, tết các đồng chí đi làm thì hưởng chế độ như thế nào? |
Chị Cao Thị Bích Duyên (Công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Phúc Thọ) đặt câu hỏi: Trường hợp bạn tôi năm nay 50 tuổi đang là giáo viên Tiểu học có trình độ cao đẳng (chuyên môn vững vàng) không có điều kiện để đi học nâng cao lên cử nhân. Xin hỏi tới đây giáo viên hưởng lương theo vị trí việc làm, nếu bạn tôi không đi học lên cử nhân thì lương và phụ cấp nghề nhà giáo có bị ảnh hưởng gì không? Xin hỏi thêm: Trường hợp giáo viên tự xin đi học nâng cao trình độ chuyên môn từ cao đẳng lên cử nhân thì có được hỗ trợ kinh phí gì không? |
Chị Phan Thị Đông (Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Liên Hiệp) đặt câu hỏi: Theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị về ban hành chính sách cải cách tiền lương thì từ năm 2021 sẽ trả lương theo vị trí việc làm. Vậy đối với những giáo viên đã làm lâu năm trong ngành thì khi cắt thâm niên và trả lương theo vị trí việc làm như vậy thì lương có bị thay đổi nhiều không? Giáo viên có được hưởng phụ cấp nữa không?. Nếu đóng bảo hiểm xã hội 20 năm rồi thì có được hưởng lương hưu trước tuổi về hưu không? Nhà trường có phải khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên hằng năm không? |
Ông Khuất Duy Hải (Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Thượng Cốc) đặt câu hỏi: Cháu tôi đang đi học nhưng vẫn tham gia ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp A, thời hạn 7 năm. Doanh nghiệp này vẫn đảm bảo chế độ và đóng toàn bộ tiền học cho cháu. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thì có một doanh nghiệp B đề nghị ký hợp đồng với cháu. Xin hỏi cháu tôi có được phá hợp đồng với doanh nghiệp A không? |
Chị Khuất Thị Thìn (Công ty Cổ phần cồn giấy rượu Hà Tây) đặt câu hỏi: Câu hỏi 1 - Công ty không ký hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào? Trong công ty hiện nay có lao động đang làm việc (thử việc) được 6 tháng nhưng chưa được ký hợp đồng lao động. Việc công ty chưa ký hợp đồng lao động như vậy có bị vi phạm quy định pháp luật không?. Câu hỏi 2 - Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp có đóng đây đủ các loại bảo hiểm. Người này đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Bện viện Đa khoa huyện Phúc Thọ. Khi bị va trạm giao thông (ngoài giờ làm việc, không trên đường về nhà), người này bị tai nạn ngã chấn thương vùng đầu, gãy xương quai xanh. Đến cấp cứu ở bệnh viện Quân đội 105 (gia đình trình thẻ bảo hiểm y tế luôn khi vào viện). Khi hết thời gian cấp cứu bác sĩ cho ra viện và được bệnh viện thanh toán 48% chi phí khám chữa bệnh. Còn các khoản chụp, chiếu, xét ngiệm ban đầu khi mới vào cấp cứu thì phải nộp 100%. Tôi xin hỏi bệnh viện thanh toán cho người này như vậy có đúng không? Tại sao cấp cứu lại không được hưởng 80%? Trường hợp như thế nào thì gọi là cấp cứu? Câu hỏi 3 - Người lao động này khi ra viện được hưởng quyền lợi về Bảo hiểm như thế nào?. |
Anh Nguyễn Mạnh Lâm (Công đoàn Quỹ tín dụng Tam Hiệp) đặt câu hỏi: Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng và tiếp tục xin nghỉ thêm 2 tháng không lương. Sau 2 tháng đó, lao động này xin nghỉ luôn và không quay lại làm việc nữa. Vậy lao động đó có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Khi người lao động có đơn thắc mắc về việc lãnh đạo thay đổi mức tiền lương thì Ban Chấp hành Công đoàn phải căn cứ vào quy định nào của pháp luật để giải quyết, trình tự các bước như thế nào? |
* 9h45: Giao lưu với công nhân, viên chức, lao động
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu. |
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Trưởng phòng Dân vận các cơ quan, Ban Dân vận Thành Uỷ Hà Nội tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động. |
Chánh Văn phòng Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Bá Châu tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động. |
Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ Nguyễn Thị Lan Anh tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 10h00: Cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
Chị Hà Thị Thu Huơng (Chủ tịch Công đoàn Trường mầm non Long Xuyên) đặt câu hỏi: Viên chức ký hợp đồng lao động từ 1/7/2020 có được hưởng chế độ viên chức suốt đời không? Khi bỏ biên chế suốt đời thì người lao động có cần phải tham gia vào các kỳ thi công chức, viên chức để được làm việc tại cơ quan nhà nước hay không? Việc thay đổi chế độ như vậy có ảnh hưởng gì đến việc tuyển dụng của các cơ quan nhà nước không? Luật quy định lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc, hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Xin hỏi trường hợp cả 2 vợ chồng là viên chức hay lao động hợp đồng ở 2 đơn vị khác nhau thì 2 vợ chồng được hưởng chế độ thai sản theo quy định hay không? |
Ông Nguyễn Ngọc Long (Công đoàn Trường Tiểu học Ngọc Tảo) đặt câu hỏi: Việc thể hiện thông tin ghi trên thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động (thời điểm đủ 5 năm liên tục) có ý nghĩa như thế nào? Khi người lao động đã đóng bảo hiểm y tế, đủ từ 5 năm liên tục đến trên 5 năm liên tục khi thanh toán viện phí hay sử dụng các dịch vụ y tế có chế do gì khác biệt so với người mới đóng bảo hiểm y tế bắt buộc liên tục dưới 5 năm? |
Anh Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch công đoàn thị trấn Phúc Thọ) đặt câu hỏi: Em tôi ký hợp đồng thử việc với doanh nghiệp A 3 tháng, sau 3 tháng thử việc em tôi vẫn làm việc tại công ty nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Cán bộ, công chức có được nghỉ phép 12 ngày/năm không? Nếu không thì cán bộ, công chức được hưởng chế độ như thế nào? |
Chị Nguyễn Thị Mến (Trường mầm non Liên Hiệp) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết cách tính lương cho giáo viên đã được xét thăng hạng giáo viên mầm non hạng 3 lên 2, giáo viên mầm non hạng 4 lên 3?. Nếu chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ tính lương như thế nào? Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ tính lương như thế nào? Nếu tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ngạch cũ lớn hơn bậc cuối trong ngạch mới sẽ được tính lương như thế nào? |
* 10h30: Bế mạc buổi giao lưu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50