Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu sách giáo khoa lớp 1 phải đến tay học sinh trước 15/8 | |
Hướng đến phát triển toàn diện học sinh | |
Công bố giá 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 |
Chuẩn bị sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Nam cho biết: Để triển khai lựa chọn sách giáo khoa theo yêu cầu tại Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông để các địa phương chọn sách giáo khoa lớp 1 phục vụ kịp thời năm học 2020 - 2021.
Đến ngày 30/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được công văn của 63 Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các trường tiểu học. Kết quả cho thấy, tất cả các đầu sách giáo khoa được phê duyệt cho phép sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông đều được lựa chọn; 62 tỉnh/thành phố chọn sách giáo khoa ít nhất từ 3 bộ trở lên, trong đó 36 tỉnh/thành phố chọn sách giáo khoa của cả 5 bộ.
Toàn cảnh họp báo. |
“Việc lựa chọn các đầu sách giáo khoa từ nhiều bộ khác nhau thể hiện tính dân chủ, khách quan trong quá trình lựa chọn. Đồng thời cho thấy các cơ sở giáo dục đã nghiên cứu kỹ lưỡng sách giáo khoa nên chọn được đầu sách theo từng môn học phù hợp với điều kiện và cơ sở vật chất dạy học của nhà trường. Tại một số địa phương, một số sách có tỷ lệ lựa chọn cao hơn với các sách khác là do tính chất đặc trưng của vùng, miền và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương” - ông Trần Quang Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trần Quang Nam, ngày 10/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn việc cung ứng sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà xuất bản có sách giáo khoa lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, thời gian bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng sách giáo khoa lớp 1 phải được hoàn thành trước 30/7/2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lưu ý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách giáo khoa năm học 2020 - 2021 trên địa bàn. Việc cung ứng sách giáo khoa phải đảm bảo sách đến tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước ngày 15/8/2020.
Tích cực bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đến nay, đã hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt, 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán và 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, 11.000 tổ trưởng chuyên môn, 1.028 cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Đến ngày 30/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được công văn của 63 Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các trường tiểu học. |
Theo kế hoạch, năm 2020 tiếp tục triển khai bồi dưỡng những modul tiếp theo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán và bồi dưỡng đại trà cho tất cả giáo viên phổ thông. Hiện nay, các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn đang phối hợp với các địa phương triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về sử dụng sách giáo khoa lớp 1.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn đề nghị các tỉnh/thành phố tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ theo hướng ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học; linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có, trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức thì cần có các giải pháp tạm thời, phù hợp với đặc điểm từng trường, từng vùng miền để đảm bảo “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”.
Riêng về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các địa phương đánh giá tình hình và rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất của từng địa phương; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tham mưu Chính phủ cân đối, bố trí các nguồn vốn để hỗ trợ các địa phương có điều kiện khó khăn thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, hầu hết các địa phương có đề án cụ thể về chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới và có bản đáp ứng yêu cầu đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02