Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh

Sáng 30/11, trong khuôn khổ hội nghị “Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023” đã diễn ra Hội thảo “AI trong xây dựng thành phố thông minh, bền vững”.
Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm “Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

Tiềm năng lớn trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Trong quá trình phát triển đô thị, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong công tác quản lý đô thị. Công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và tương tác với môi trường xung quanh, đặc biệt là trong các đô thị hiện đại.

Trong đó, tiềm năng của AI trong quản lý đô thị là rất lớn. AI trong quản lý đô thị có vai trò phân tích và xử lý dữ liệu; tạo ra các hệ thống quản lý đô thị thông minh. Ngoài ra, cung cấp dịch vụ công cộng tốt hơn cho cư dân đô thị, từ việc tư vấn về sức khỏe, giáo dục đến việc cung cấp thông tin và hỗ trợ tài chính, tương tác với người dùng và cung cấp giải pháp thông minh và cá nhân hóa.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh
Các chuyên gia trao đổi về ứng dụng AI trong xây dựng thành phố thông minh, bền vững.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài - Viện trưởng Viện trí tuệ nhân tạo Việt Nam, cho rằng, đô thị thông minh là đô thị phát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu của chính quyền, người dân, doanh nghiệp trên các khía cạnh kinh tế, vận hành, xã hội, môi trường. Xây dựng đô thị thông minh dựa nhiều trên nền tảng công nghệ thông tin, số hóa, áp dụng các công nghệ số nhằm cung cấp các dịch vụ công hiệu quả, an toàn, hỗ trợ phát triển đổi mới, sáng tạo, kinh doanh và kinh tế số.

Kiến trúc của đô thị thông minh về cơ bản phải có tầng thu thập dữ liệu, tầng truyền thông, tầng tích hợp các hệ thống thông minh theo lĩnh vực ngành dọc, tầng dữ liệu, lầng dịch vụ và ứng dụng, đảm bảo an ninh an toàn thông tin…

“Trên thực tế, AI có thể ứng dụng vào mọi mặt cuộc sống. Đặc biệt, trong đô thị thông minh, theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng công nghệ AI có thể ứng dụng vào trong giao thông thông minh, tài nguyên môi trường, du lịch thông minh, quản lý rác thải hỗ trợ giám sát an ninh, cang cấp dịch vụ nắn bắt và giám sát thông tin, hỗ trợ văn bản và các tác nghiệp…”, ông Nguyễn Xuân Hoài cho biết.

Cũng theo ông Hoài, hiện nay có nhiều thách thức ứng dụng AI trong xây dựng thành phố thông minh. Trong đó, thách thức đến từ dữ liệu; các mô hình và công nghệ AI; giám sát ứng dụng AI theo tiêu chuẩn của pháp luật, đạo đức; nguồn nhân lực; thủ tục hành chính; mô hình và chi phí vận hành…

“Trong xây dựng thành phố thông minh, ứng dụng AI là bắt buộc và tiềm năng ứng dụng là rất lớn. Tuy nhiên, trong thực tiễn, thời gian qua, có rất nhiều khó khăn và rào cản. Mong rằng qua những hội thảo như thế này, chúng ta sẽ cùng chung tay góp ý, đóng góp để ứng dụng AI trong xây dựng thành phố thông minh hiệu quả”, ông Hoài nhấn mạnh.

"Gỡ khó" để triển khai

Tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức, cho biết, thành phố Thủ Đức, đã và đang hướng đến đô thị thông minh, lấy người dân là trung tâm.

Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Thủ Đức cũng đã phối hợp mạng viễn thông, hệ thống camera giao thông, camera an ninh, hệ thống cảm biến, giám sát các hoạt động đô thị môi trường… được quan tâm, triển khai hiệu quả. Hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo các hoạt động của các hệ thống: Trung tâm dữ liệu, nền tảng tích hợp Big Data; mạng WAN/LAN và hệ thống đảm bảo về an toàn an ninh thông tin, cổng thông tin nội bộ…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông minh
GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, thành phố Thủ Đức, đã và đang hướng đến đô thị thông minh, lấy người dân là trung tâm.

Về triển khai chính quyền điện tử, thành phố Thủ Đức đã triển khai khá hiệu quả. Theo đó, phần mềm văn phòng điện tử kết hợp phân hệ tạo lập cơ sở dữ liệu lưu trữ, lịch tuần, theo dõi ý kiến chỉ đạo; 100% cán bộ, công chức xử lý văn bản không giấy.

Đến nay, đã có 1.287 chữ ký số được cấp; phần mềm hồ sơ hành chính, các phần mềm tác nghiệp chuyên ngành, cung cấp giấy phép điện tử thuộc các lĩnh vực đô thị, xây dựng, môi trường; sử dụng 100% biên lại điện tử, thanh toán trực tuyến; 100% người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng “Thành phố Thủ Đức”…

Trong việc phát triển hệ thống camera, tổng hợp từ nhiều nguồn camera với số lượng lớn là 3.523 camera, trong đó, camera mất kết nối khá nhiều. Phần lớn camera chỉ có chức năng giám sát thông thường và còn ít camera có ứng dụng các công nghệ thông minh; các loại camera đầu tư không đồng bộ, nhiều chủng loại khác nhau và chỉ kết nối tới trụ sở Công an phường.

Tuy nhiên, cũng theo GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, trong việc triển khai cũng gặp nhiều khó khăn. Rào cản chính trong vận hành đô thị thông minh ứng dụng AI là về dữ liệu, tiêu chuẩn hóa, con người. Đồng thời, những bài toán liên quan đến xử lý giao thông, môi trường, xử lý văn bản… Đặc biệt, trong việc triển khai AI trong dịch vụ hành chính công, phải xác dịnh việc gì cần làm trước chứ không nên để dàn trải.

Liên quan câu chuyện dữ liệu, ông Lê Anh Văn, Giám đốc nền tảng trợ lý ảo VNPT cũng cho rằng, rào cản thực tế gặp phải trong việc triển khai AI trong thành phố thông minh chính là dữ liệu, hiện nay, nhiều tỉnh thành chưa số hóa được. Nếu chúng ta không làm chủ được công nghệ thì rất khó có thể khai thác được dữ liệu theo hướng chúng ta mong muốn. Bên cạnh đó, khó khăn về con người cũng là một rào cản lớn.

Ông Đỗ Bá Dân - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trí Nam, cho biết, thời gian qua, Tập đoàn đã triển khai dịch vụ xe đạp công cộng trên địa bàn Thủ đô. Nền tảng triển khai AI thì cũng phải xây dựng được dữ liệu.

“Khó khăn ở đây là phải có hoạch định cụ thể cho cả thành phố thông minh trên địa bàn Hà Nội. Ngay ở mô hình di chuyển xanh, thông minh đã có rất nhiều hệ thống thu thập dữ liệu, điều hành. Trong đó, thách thức lớn nhất là bài toán về dữ liệu để thực hiện các mô hình AI”, ông Dân nhấn mạnh.

Tại Hội thảo “AI trong xây dựng thành phố thông minh, bền vững”, các chuyên gia cũng giới thiệu về mô hình triển khai AI camera vào quản lý giao thông đô thị thông minh, AI và trợ lý ảo trong đào tạo, tuyển dụng nhân sự thời đại số, ứng dụng trong các giải pháp cho thành phố thông minh.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số tại Hà Nội 2025 do Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng số an toàn, toàn diện và đối phó trực diện với nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi và trở thành nền kinh tế số dẫn đầu.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội xây dựng chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc” trên nền tảng ứng dụng iHanoi nhằm cung cấp thông tin các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số xuất sắc đã được các cơ quan, tổ chức lựa chọn và công nhận qua các giải thưởng hàng năm tới từng người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Năm 2024 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều bứt phá. Trong đó, phát triển hạ tầng số đạt được một số thành tựu tích cực, tạo nền móng cho chuyển đổi số.
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động