Vì sao chậm giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài
Vì sao chậm giải ngân?
Với mục tiêu nhanh chóng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, việc đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công được Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm thông qua các Nghị quyết, Công điện, với nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Đến ngày 30/11/2022 có 54 địa phương và 10 Bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó còn 6 Bộ và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân 0%; có 3 Bộ và 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50% kế hoạch vốn (KHV). Trong tổng số 294 dự án/tiểu dự án trong cả nước được giao KHV đầu tư công nguồn nước ngoài năm 2022, trong đó 114/294 dự án chưa giải ngân, với số KHV được giao là 6.235,2 tỷ đồng chiếm 18,03% KHV giao, 47/294 dự án giải ngân dưới 20% KHV, 59/294 dự án giải ngân trong khoảng từ 20-50% KHV và 74/294 dự án giải ngân trên 50% KHV.
Theo công văn số 3261/BKHĐT-TH ngày 19/5/2022 về thông báo kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 sang 2022, vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài KHV năm 2021 được kéo dài sang năm 2022 là 5.321,9 tỷ đồng, trong đó của Bộ ngành là 1.666,6 tỷ đồng, của địa phương là 3.655,3 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân KHV 2021 kéo dài đến 30/11/2022 đạt 23,65% (1.233,7 tỷ đồng), trong đó Bộ ngành đạt 28,84%, địa phương đạt 21,44%. Đến 30/11/2022, mới chỉ có 15/39 địa phương và 4/5 Bộ giải ngân KHV 2021 kéo dài.
Hội nghị với các Bộ, ngành, địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng năm 2022 và giải pháp thúc đẩy giải ngân những tháng cuối năm 2022. (Ảnh: BTC) |
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp chủ yếu xuất phát từ các vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án dẫn đến việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân hoặc đã có khối lượng nhưng chưa được kiểm soát chi hoặc đã kiểm soát chi nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn.
Cụ thể, dự án chưa có khối lượng hoàn thành do các nguyên nhân như: Chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư (như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chậm thiết kế cơ sở; chậm đấu thầu, vướng mắc trong đấu thầu hoặc vướng trong thực hiện hợp hiện hợp đồng với nhà thầu); Dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay; Dự án chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán hoặc đang kiện toàn ban quản lý dự án; Ảnh hưởng thời tiết, bão lũ, sạt lở, dự án không triển khai được...
Nhóm nguyên nhân chậm làm các thủ tục giải ngân mặc dù dự án đã có khối lượng, đã có kiểm soát chi nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn. KHV 2021 kéo dài phải được thực hiện và giải ngân trước 31/12/2022 nhưng KHV kéo dài của năm 2021 được thông báo và giao chậm (tháng 5/2022) nên nhiều dự án không thể giải ngân KHV 2022 trước, đồng thời KHV 2021 kéo dài giải ngân rất chậm.
Một số nguyên nhân do đặc thù của dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi như: Vướng mắc liên quan đến nhà tài trợ WB áp dụng phương thức giải ngân theo kết quả; Vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu. Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ.
Giải pháp và kiến nghị của Bộ Tài chính
Trước tình trạng chậm giải ngân trên, Bộ Tài chính đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị. Trong đó, đối với nhóm giải pháp đẩy nhanh tiến độ tập hợp, gửi hồ sơ giải ngân khi đã có khối lượng hoàn thành: Các Bộ, ngành, địa phương, chủ dự án hoàn thiện hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi ngay sau khi có khối lượng hoàn thành, đảm bảo chi trong dự toán được phân bổ, chi đúng chế độ quy định; phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) trong việc giải ngân đối với các khối lượng đã được kiểm soát chi, không để tồn đọng, đặc biệt là các khoản hoàn chứng từ tài khoản đặc biệt;
Ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi; tiếp tục hoàn thiện quá trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để đảm bảo đúng thời hạn, đúng chế độ quy định, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; trao đổi với nhà tài trợ để phối hợp với các chủ dự án tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, xử lý nhanh các hồ sơ giải ngân.
Về nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành cho giải ngân: Đối với các hoạt động dự án có khả năng hoàn thành, các cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ dự án tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan (tư vấn, nhà thầu, các cơ quan phê duyệt chuyên môn) theo các nguồn vốn (vay, viện trợ đồng tài trợ, đối ứng), chỉ đạo tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, phê duyệt hợp đồng, bố trí đủ vốn đối ứng, đảm bảo việc thực hiện thông suốt, khẩn trương nghiệm thu khối lượng và gửi hồ sơ đến cơ quan kiểm soát chi và tập hợp để giải ngân. Đặc biệt, đối với các dự án năm 2022 là năm cuối thực hiện, giải ngân, các cơ quan chủ quản cần chỉ đạo các chủ dự án xử lý dứt điểm đề hoàn thành khối lượng và giải ngân.
Đối với các hoạt động dự án vẫn đang ở giai đoạn hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng, các vướng mắc về đất đai, tài nguyên, đấu thầu, các dự án đang trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư, chưa xong điều chỉnh hiệp định vay,...: các chủ dự án báo cáo rõ với cơ quan chủ quản về khả năng thực hiện và hoàn tất các thủ tục này để thực hiện dự án và giải ngân trong năm 2022.
Trường hợp có khả năng hoàn thành các thủ tục để đầu tư, cần tập trung dứt điểm để hoàn thành. Trường hợp không khả thi, đề nghị rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện và kế hoạch vốn trong năm 2023. Đối với các cơ quan tổng hợp, thẩm định, phê duyệt: đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt đối với các nội dung thuộc chức năng nhiệm vụ.
Về một số nhóm giải pháp khác, Bộ Tài chính đề xuất sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài phù hợp với Luật số 03/2022/QH15 theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn nước ngoài, tăng cường phân cấp trong quản lý, sử dụng vốn ODA gắn với trách nhiệm của cấp, đơn vị sử dụng vốn ODA.
Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu bổ sung xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức, đơn giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt để có căn cứ áp dụng, thực hiện.
Đề nghị không cho phép kéo dài KHV 2022, trường hợp không giải ngân hết KHV 2022, số không giải ngân sẽ bị hủy bỏ theo quy định của Luật Đầu tư công. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động bố trí đủ KHV 2023 để thực hiện dự án.
Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, kiểm soát chi nguồn vay nước ngoài KHV năm 2022 của các Bộ ngành, địa phương đến 30/11/2022 đạt tỷ lệ 34,27% KHV (11.852,2 tỷ đồng), trong đó của Bộ ngành đạt 38,38% (4.532,2 tỷ đồng) và của địa phương đạt 32,14% (7.320 tỷ đồng). Lũy kế giải ngân KHV đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2022 đạt 26,06% với (9.014,59 tỷ đồng (trong đó giải ngân của các Bộ ngành là 4.154,05 tỷ đồng, đạt 35,17%, giải ngân của các địa phương là 4.860,54 tỷ đồng, đạt 21,34%). Tỷ lệ giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài 11 tháng đầu năm 2022 nói trên gần gấp 3 lần tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2022 (9,12% KHV), tuy nhiên vẫn thấp hơn hẳn so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong nước 11 tháng đầu năm 2022 (đạt khoảng 60% kế hoạch). Đến thời điểm 30/11/2022 Bộ Tài chính nhận được đề xuất điều chỉnh giảm KHV của 8/13 Bộ ngành với tổng số vốn đề nghị giảm là 3.678,5 tỷ đồng (số này không bao gồm 250,364 tỷ đồng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 50 tỷ đồng của Bộ Y tế đã được chấp thuận điều chỉnh giảm), 35/59 địa phương với tổng số vốn đề nghị giảm là 8.804,5 tỷ đồng |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tài chính 24/11/2024 06:17
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47