Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?

Trước thông tin UBND xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) có chủ trương xóa bỏ chợ chiều tại thôn Đoài, một số tiểu thương đang kinh doanh tại đây đã có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Đan Phượng và các cơ quan chức năng với mong muốn, chính quyền xem xét, lắng nghe nguyện vọng của dân, giúp giữ sinh kế cho hơn 100 tiểu thương tại chợ.
Quyết liệt giải tỏa, chống tái chiếm các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

“Lý lẽ” của tiểu thương

Xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) gồm có 3 thôn là: Thôn Đoài, Thượng Thôn và thôn Quý. Theo người dân tại đây, từ nhiều năm nay, vào các buổi chiều tại khu vực cổng làng thôn Đoài tiếp giáp với đê sông Hồng, đã trở thành địa điểm buôn bán, kinh doanh các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương. Tuy nhiên, năm 2022, người dân nhận được thông báo của UBND xã Liên Hà về việc giải tỏa, lấy đất chợ thôn Đoài để làm vườn hoa.

Xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội: Vì sao tiểu thương chưa muốn bỏ chợ tạm?
Khu vực chợ chiều thôn Đoài.

Phản ánh đến Báo Lao động Thủ đô, bà Nguyễn Thị Thu (65 tuổi), tiểu thương buôn bán tại chợ thôn Đoài cho biết, chợ thôn Đoài trước đây có tên gọi là chợ Cầu. Chợ có diện tích khoảng 1.300m2 và được hình thành từ rất lâu. Hiện tại, chợ được họp tại khu vực đất công do UBND xã Liên Hà quản lý, trong đó có khoảng 10 gian ki-ốt được xã cho thuê để kinh doanh, buôn bán.

“Trước năm 1987, các hộ gia đình bán hàng tại chợ đã dựng lều bán hàng bằng tre nứa, lá cọ. Cạnh khu chợ, mặt đường trục chính của làng còn là khu đất trũng hoang hóa, có nhiều vũng, ao được một số gia đình đổ đất tôn tạo mặt bằng; xây dựng nhà cấp 4 vừa ở, vừa bán hàng ổn định cho đến nay. Năm 1988, UBND xã đầu tư xây dựng cầu chợ cho nhân dân bán hàng và hiện cầu chợ vẫn còn tồn tại”, nội dung đơn thư bà Thu trình bày.

Đang kinh doanh ổn định, đầu năm 2022, các tiểu thương buôn bán tại chợ thôn Đoài nhận được thông báo của UBND xã Liên Hà về việc di dời, xóa bỏ chợ lấy đất xây vườn hoa. Thế nhưng, theo phản ánh của người dân, điều khiến họ lo lắng là việc chính quyền địa phương không có kế hoạch bố trí nơi họp chợ mới cho các tiểu thương, điều này dẫn đến việc nhiều người dân mất việc làm, việc trao đổi, buôn bán của người dân địa phương bị ảnh hưởng.

Phản ánh về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thiềng, tiểu thương đang kinh doanh tại chợ thôn Đoài cho biết: “Chúng tôi không thấy bố trí khu vực họp chợ mới ở đâu nên đến xã để hỏi thì được biết là chợ sẽ chuyển sang chợ mới ở thôn Thượng Thôn. Thế nhưng, cuối năm 2022 chợ Thượng Thôn làm xong, diện tích chỉ khoảng 1.600m2, không đủ chỗ cho người dân thôn Thượng Thôn buôn bán, nhiều tiểu thương phải bày bán hàng hóa ra đường. Dó đó, nếu dồn tiểu thương ở chợ thôn Đoài lên chợ Thượng Thôn thì sẽ không đủ chỗ. Vì thế, việc xã lấy đất chợ thôn Đoài để làm vườn hoa mà không bố trí nơi họp chợ mới cho dân là rất vô lý”.

Khẳng định của chính quyền

Làm việc với chúng tôi về nội dung phản ánh của người dân và một số tiểu thương tại chợ chiều thôn Đoài, ông Đinh Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Liên Hà cho biết, khu vực chợ thôn Đoài hiện nay thực chất không phải là chợ. Trước đây, người dân thường họp chợ tại khu vực bên ngoài đê, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông. Sau khi chính quyền chấn chỉnh, người dân đã di chuyển vào bên trong cổng làng, trước các khu vực ki-ốt để kinh doanh, buôn bán và lấn chiếm lòng đường, từ đó tạo ra chợ cóc, chợ tạm.

Theo ông Thành, một số ki-ốt (hai bên đường cổng làng Liên Hà) thuộc đất của xã, trước đây cho người dân thuê kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Thành phố và của huyện Đan Phượng; từ cuối năm 2021, UBND xã Liên Hà đã chấm dứt hợp đồng cho thuê ki-ốt đối với gần 10 hộ tại khu vực hai bên đường cổng xã Liên Hà. Vấn đề này xã đã gửi thông báo đến các tiểu thương và nhân dân. Trong khi đó, khu vực chợ cóc này lại gần đình làng và có diện tích khoảng 1.300m2, không đủ diện tích để cải tạo, đầu tư xây dựng chợ theo chủ trương của Thành phố. Vì vậy, để bảo vệ di tích cũng như tạo cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân trong thôn, huyện đã có Quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng vườn hoa tại đây. Về chủ trương này xã đã làm việc với các tiểu thương và người dân để trao đổi cụ thể.

“Việc triển khai dự án xây dựng vườn hoa tại vị trí thôn Đoài xã đã tổ chức họp và lấy ý kiến; theo đó, người dân cơ bản đều đồng thuận với chủ trương của huyện và xã, chỉ một vài trường hợp có ý kiến khác. Cùng đó, để giải quyết vấn đề kinh doanh, buôn bán cho các tiểu thương chợ chiều thôn Đoài, trước đó xã đã cải tạo chợ tạm ở thôn Thượng Thôn với diện tích 1.600m2. Các tiểu thương có nhu cầu kinh doanh buôn bán thì vào đó…”, ông Thành cho hay.

Trước ý kiến của một số tiểu thương và người dân trong việc không đồng thuận di dời, chuyển đổi chợ thành vườn hoa, ông Đinh Hữu Thành cho biết, xã đã ghi nhận ý kiến và báo cáo lên huyện. Về chủ trương, hiện xã vẫn tạo điều kiện cho người dân kinh doanh buôn bán; đồng thời, mong muốn huyện và Thành phố đầu tư xây dựng chợ đạt quy mô và tiêu chuẩn cho người dân xã Liên Hà. Cũng theo ông Thành, hiện vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, do đó, trong năm 2024 dự án cải tạo chợ thành vườn hoa tại xã Liên Hà tạm thời chưa thể triển khai.

Cũng liên quan đến phản ánh của người dân thôn Đoài xã Liên Hà, trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Viết Đạt - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết, hiện xã Liên Hà không có chợ. Điểm người dân họp chợ tại thôn Đoài chỉ là chợ cóc và có một số ki-ốt bán hàng mà người dân trước đây thuê lại của xã. Số còn lại chủ yếu kinh doanh dưới lòng đường. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu kinh doanh buôn bán của người dân, chính quyền đã bố trí xây dựng 2 chợ tạm tại thôn Thượng Thôn và chợ Dày (phục vụ nhu cầu người dân 2 xã Liên Trung và Liên Hà)...

Mặc dù đã triển khai 2 chợ tạm, tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu vực chợ tạm thôn Thượng Thôn hiện có diện tích 1.600m2, không đủ để các tiểu thương ở thôn Thượng Thôn vào kinh doanh buôn bán, chưa nói đến tiểu thương tại các thôn khác. Trong khi đó, khu vực chợ Dày lại được bố trí tại vị trí ngoài đê, xa khu dân cư, vì thế người dân và tiểu thương “không mặn mà” vào chợ.

Từ những thực tế trên cho thấy, việc chuyển đổi chợ cóc, chợ tạm thành vườn hoa hay các dự án công cộng tạo cảnh quan, khu vui chơi cho người dân địa phương là chủ trương hợp lý, được nhiều người dân đồng tình. Tuy nhiên, trước mong muốn của một số tiểu thương, chính quyền địa phương cũng cần lắng nghe thường xuyên và xử lý việc thông báo di dời chợ sao cho vừa đúng quy định của pháp luật mà cũng hợp lý và thuận tình.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động