Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện
Đổi mới hơn nữa hoạt động công đoàn
Trong bài phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở 5 vấn đề quan trọng để Đại hội thảo luận phương hướng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất là, trong việc chỉ đạo và triển khai hoạt động công đoàn, cần nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ rằng Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; vừa là tổ chức chính trị - xã hội, vừa là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Hoạt động của công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng; Công đoàn cần tích cực phối hợp với Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người sử dụng lao động để chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội. |
Thứ hai, tiếp tục coi trọng và đổi mới hơn nữa nội dung, cách làm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện đại.
Ba là, các cấp Công đoàn phải khẳng định được vai trò đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Mỗi cán bộ Công đoàn phải luôn luôn đặt ra cho mình câu hỏi và trả lời: Người lao động vào tổ chức Công đoàn để làm gì và có quyền lợi gì? Phải chăng đó là để họ được giáo dục, học tập, rèn luyện và trưởng thành; được gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và quyền lợi của mình với Công đoàn; tin tưởng Công đoàn sẽ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bốn là, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn để phù hợp với cơ cấu lao động, loại hình doanh nghiệp, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân, người lao động và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Năm là, với vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội, là cơ sở chính trị vững chắc của Đảng, Nhà nước và chế độ, hơn ai hết, Công đoàn phải phát huy và làm tốt hơn nữa việc tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, coi đây cũng là trách nhiệm và quyền lợi chính trị của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức Công đoàn.
Xác định 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2023 - 2028
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra từ ngày 1 - 3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với sự tham dự của 1.095 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn cả nước. Thông qua 10 diễn đàn chuyên đề và 10 trung tâm thảo luận tại Đại hội, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, trách nhiệm về kết quả hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2018 - 2023; xác định mục tiêu tổng quát của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028 là: Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thống nhất số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 là 177 đồng chí, bầu tại Đại hội 168 đồng chí; thống nhất số lượng Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII là 31 đồng chí, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành LĐLĐ Việt Nam, bầu 28 đồng chí tham gia Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ khóa XIII; thống nhất số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII là 19 đồng chí, tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam bầu 17 đồng chí tham gia Ủy ban kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII. |
Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt. Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.
Đại hội đã đề ra các nhóm chỉ tiêu phấn đấu, trong đó có 3 nhóm chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ, gồm: Cả nước có 15 triệu đoàn viên Công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên; ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được Công đoàn thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại Tòa án được Công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu. Đại hội đã đề ra 3 khâu đột phá gồm: Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam kêu gọi cán bộ Công đoàn, công chức, viên chức, công nhân lao động cả nước phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, nêu cao tinh thần đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nên xem
Home Credit trao lớp học mới cùng hàng trăm áo ấm đến điểm trường biên giới Nghệ An
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề
Từ 2/1/2025, Nghệ An thí điểm không tiếp nhận hồ sơ giấy 65 thủ tục hành chính
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025
Ngày 1/1/2025, phạt gần 28 tỷ đồng vi phạm giao thông
Ngày đầu áp dụng Nghị định 168/2024, người vi phạm hốt hoảng với mức phạt gần bằng cả tháng lương
Tin khác
Thanh Trì: Hỗ trợ đoàn viên Công đoàn mắc bệnh hiểm nghèo
Hoạt động 01/01/2025 10:30
Chú trọng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn
Hoạt động 01/01/2025 06:04
LĐLĐ quận Đống Đa lan tỏa tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng về “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Hoạt động 31/12/2024 23:00
LĐLĐ quận Long Biên được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Hoạt động 31/12/2024 16:20
Thanh Trì: Tập trung chăm lo đoàn viên, người lao động dịp Tết
Hoạt động 31/12/2024 12:29
Công ty VMEP tổ chức thành công Hội nghị người lao động năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 31/12/2024 08:17
Chỗ dựa tin cậy của người lao động
Hoạt động 31/12/2024 08:16
Hỗ trợ cho đoàn viên từ nguồn vốn Công đoàn
Hoạt động 31/12/2024 08:14
10 hoạt động nổi bật của Công đoàn Viên chức Việt Nam năm 2024
Hoạt động 30/12/2024 19:44
Cán bộ Công đoàn tham gia phản biện dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
Hoạt động 30/12/2024 17:22