Xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô

(LĐTĐ) Trải qua 27 năm thành lập và phát triển (27/12/1995 - 27/12/2022) được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành Thành phố, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí vươn lên, tận dụng thời cơ, vận hội mới, giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.
Tích cực tổ chức hoạt động văn hóa để Công đoàn viên gắn kết với nhau Liên hoan ca trù Hà Nội lần thứ Ba năm 2022: Góp phần gìn giữ di sản ca trù Tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô đậm đà và có bản sắc riêng

Công tác đầu tư xây dựng phát triển đô thị được tập trung thực hiện theo hướng văn minh, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Đảng bộ quận Tây Hồ luôn xác định công tác quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng, phải đi trước một bước, phục vụ cho việc hoạch định chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô
Quận Tây Hồ hướng tới đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại - trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Thành phố và quận đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ công cộng, mở rộng các công trình giao thông quan trọng, bê tông hóa các tuyến đường dân sinh, nổi bật là Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, đường Võ Chí Công, Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Nguyễn Hoàng Tôn, Văn Cao - Hồ Tây, Xuân La, đường vành đai II, đường đê bối ngoài sông Hồng, cống mương hóa Thụy Khuê, cầu Nhật Tân…

Các khu đô thị mới Ciputra (Nam Thăng Long), khu vui chơi giải trí Công viên nước Hồ Tây được xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả. Hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước sạch, thoát nước được cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh. Diện mạo đô thị của quận Tây Hồ có nhiều sự thay đổi, phát triển nhanh chóng.

Kinh tế tăng trưởng ổn định với cơ cấu chuyển dịch theo đúng định hướng “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Tỉ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp tăng nhanh, giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1ha đất canh tác theo giá thực tế tăng mạnh, bình quân đạt 235 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế hàng năm đạt trên 14%. Quận ủy và các cấp chính quyền luôn huy động các nguồn lực đầu tư phát triển Hồ Tây và vùng phụ cận, đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế của quận.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế.

Xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) là điểm đến hấp dẫn du khách dịp cuối tuần

Văn hóa - xã hội, giáo dục - y tế có bước chuyển đáng kể. Tây Hồ là quận đầu tiên thực hiện xây dựng “Phường văn hóa” được nhân dân đồng tình và đánh giá cao. Các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, thể dục thể thao được tăng cường và duy trì thường xuyên, thực hiện tốt các loại hình dịch vụ văn hóa.

Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, bao gồm di tích lịch sử văn hóa và cách mạng được quan tâm bảo tồn duy trì phát huy giá trị. Tây Hồ là đơn vị đầu tiên của Thành phố thực hiện việc kiểm kê dập, dịch các hiện vật, cổ vật trong các di tích. Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.

Giáo dục - đào tạo phát triển theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa, quận Tây Hồ được công nhận phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở cấp độ II; toàn quận có 25/27 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 92,6%, là một trong các quận, huyện, thị xã dẫn đầu Thành phố về tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.

Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Trung tâm Y tế và 100% các Trạm y tế phường được đầu tư xây dựng, trang thiết bị y tế hiện đại đã được cấp trên công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các chính sách đền ơn đáp nghĩa, người có công, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả. Từ năm 2018 đến nay toàn quận không còn hộ nghèo. Cùng đó, thế trận an ninh nhân dân được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được nhân rộng và vững chắc, góp phần tích cực trong việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị của Thủ đô và đất nước.

Xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô
Người dân phường Thuỵ Khuê được nhận kết quả ngay mà không cần giấy hẹn khi làm thủ tục hành chính tại phường vào ngày thứ Hai

Công tác xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng được tiến hành thường xuyên, sâu rộng nhất là việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy. Đảng bộ quận có 24 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Các tổ chức Đảng ngày càng phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo. Cán bộ, đảng viên tự rèn luyện nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ quận đến phường không ngừng được đổi mới, củng cố, kiện toàn, thực hiện tốt chức năng là cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước ở địa phương. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền ngày càng được nâng lên.

Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị bước đầu đạt hiệu quả tốt, ngày càng nhanh chóng, thuận lợi, mang lại lợi ích cho nhân dân nhiều hơn, hướng tới phục vụ, lấy nhân dân làm trung tâm. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã làm tốt công tác vận động quần chúng, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, tạo sức mạnh toàn dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Với những thành tựu đạt được, quận Tây Hồ đã khẳng định rõ vị thế của mình trong tổng thể phát triển của Thủ đô. Bằng những cách làm hay, chủ động, sáng tạo. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ tự hào tạo nền tảng vững chắc để quận vững bước hướng tới tương lai, trở thành đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại - trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, để bảo đảm không gian ngầm của Hà Nội có thể được khai thác một cách bền vững, việc xây dựng khung chính sách quy hoạch và các nguyên tắc pháp lý rõ ràng là điều cần thiết. Đồng thời cần có một kế hoạch dự trữ không gian ngầm cho nhu cầu phát triển trong tương lai, bao gồm cả không gian ngầm và không gian bề mặt cho các kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non

Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 14/11, tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh, Ban Chỉ đạo công tác dân số và phát triển quận Ba Đình tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non 17/11 với chủ đề "Hãy cùng nhau lan toả thông điệp và hành động vì tương lai của các em".
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động