Xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn
Bài 1: Bức tranh giao thông đa sắc màu Bài cuối: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người Thượng tôn pháp luật để hình thành văn hóa giao thông |
An toàn giao thông đang là vấn đề lớn, quan trọng được cả xã hội quan tâm. Đâu đó trên các tuyến đường, các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về nâng cao ý thức, vai trò của văn hóa giáo thông vẫn hiển hiện.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, những tin tức về an toàn giao thông, các vụ tai nạn giao thông cũng thường xuyên được cập nhật để tuyên truyền, nhắc nhở và cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông phải luôn chấp hành nghiêm các quy định nhằm đem lại an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Các hành vi tham gia giao thông thiếu ý thức là căn nguyên dẫn đến tai nạn giao thông. Ảnh: Đinh Luyện |
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng phương tiện giao thông chưa đảm bảo kỹ thuật; tình trạng tham giao thông khi đã uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vẫn diễn ra… Đó chính là những nguyên nhân đáng tiếc dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.
Tại Hà Nội, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều giải pháp nâng cao văn hóa giao thông, kéo giảm tai nạn. Cụ thể, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hình thành văn hóa, thói quen "Đã uống rượu bia - không lái xe".
Hà Nội cũng thể hiện rõ quan điểm khi hướng tới việc xây dựng hình ảnh đẹp, mẫu mực của người cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô khi thực hiện tốt các quy định pháp luật, các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật; chấp hành nghiêm việc không lái xe khi đã uống rượu, bia.
Khi cán bộ, công chức vi phạm sẽ bị xử nghiêm để làm gương và thông báo về cơ quan, đơn vị công tác để thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Từ đó, góp phần thúc đẩy được tinh thần tự giác, tinh thần nêu gương.
“Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” là chủ đề năm An toàn giao thông 2023. Tại Lễ ra quân năm An toàn giao thông 2023, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” hướng tới 3 mục tiêu.
Cụ thể là, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; Giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương; Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
Các lực lượng chức năng diễu hành tại Lễ ra quân năm An toàn giao thông 2023. Ảnh: Đinh Luyện |
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải nêu gương thực hiện “Thượng tôn pháp luật”, tạo động lực để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng, từng bước xây dựng văn hoá giao thông an toàn cho cả xã hội.
Dẫn như vậy để thấy rằng, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn đóng vai trò hết sức quan trọng. Càng quan trọng hơn, là việc gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ. Nêu gương và làm gương là yếu tố cần và đủ để kéo giảm tai nạn giao thông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00