Xây mới chung cư cũ hài hòa lợi ích các bên

(LĐTĐ) Nhiều năm trở lại đây, việc cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ đã được thành phố Hà Nội quan tâm, triển khai. Tuy nhiên, những vướng mắc về cơ chế, quy hoạch... đang là trở ngại lớn khiến công việc này chậm được thực hiện. Để thúc đẩy cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ, Thành phố đang từng bước gỡ dần những “nút thắt”.
Khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy mạnh cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ Hà Nội quyết tâm cải tạo các chung cư, tập thể cũ nguy hiểm

Mong ngóng chung cư cũ được cải tạo

Theo ghi nhận, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, nhiều khu chung cư cũ tại các khu vực như: Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Nguyễn Công Trứ, Kim Liên... được xây dựng đến nay đã trên 40 năm, nhiều tòa nhà xuống cấp trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng cư dân. Thậm chí, tại những tòa nhà này, nhiều hộ dân cơi nới, xây dựng “chuồng cọp” làm thay đổi kết cấu chịu lực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi có cháy nổ xảy ra. Các mảng tường dọc cầu thang bộ bị mốc, bong tróc để lộ những mảng bê tông ẩm mốc, bên cạnh đó, có những căn hộ tập thể chật hẹp là nơi sinh sống của nhiều thế hệ trong một gia đình.

Xây mới chung cư cũ hài hòa lợi ích các bên
Người dân mong ngóng chung cư cũ, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt sẽ được cải tạo lại. Ảnh: Kim Tiến

Gắn bó hơn 40 năm với chung cư B5 Giảng Võ (quận Ba Đình) bà Nguyễn Thị Chung (76 tuổi) cho biết, mỗi khi trời mưa, các hộ dân đều phải chịu chung cảnh thấm dột, nhất là tầng 5 - vị trí cao nhất của khu nhà này. Nước dột lâu ngày đóng cặn, bám chặt vào từng mảng tường đang bong tróc. “Chúng tôi hy vọng sẽ sớm có dự án triển khai xây dựng khu tập thể này để cư dân có thể sống trong môi trường an toàn và tiện nghi hơn. Khi có dự án được triển khai mang tính khả thi và có lộ trình rõ ràng, người dân sẵn sàng dời đi theo đúng yêu cầu, quy định từ Thành phố”.

Tương tự, bà Đinh Thị Thu, nhà B13, khu tập thể Kim Liên thì chia sẻ, diện tích nhỏ hẹp là đặc điểm chung của hầu hết các khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội nói chung và phường Kim Liên nói riêng. Bước qua cửa là đến ngay chỗ ngủ và đầy ắp đồ đạc. Việc sinh hoạt hằng ngày trong diện tích nhỏ hẹp là rất bất tiện, tuy nhiên, rất nhiều gia đình hiện nay không đủ tài chính để mua một căn hộ khác. Hầu như người dân sống ở các nhà chung cư cũ đều có nguyện vọng được cải tạo xây dựng lại.

“Riêng đối với khu tập thể Kim Liên đã xây dựng từ lâu hiện đã xuống cấp nên người dân đang rất mong chờ được cải tạo để có được chỗ ở đàng hoàng hơn. Bởi nhà tôi bị dột lâu rồi, cách đây mấy năm, tôi cũng có thuê thợ về sửa, trát lại nhưng chỉ được một thời gian thôi lại phải sửa tiếp. Phía ngoài cầu thang, trần bị bong tróc và có thể rơi bất cứ lúc nào. Nhiều hôm đang đêm, mưa to là phải dậy lấy chậu hứng nước và canh để đổ đi chứ không là sáng ra nước lênh láng vào nhà hết”, bà Thu chia sẻ.

Nói về nhu cầu cần thiết phải cải tạo lại các chung cư cũ ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Ngọc, khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) cho rằng, chủ trương xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội là rất đúng đắn. Hiện nay, đời sống của người dân đã được nâng lên rồi nhưng điều kiện sống vẫn ở những năm 60, vô cùng lạc hậu.

“Cái xuống cấp hữu hình là tình trạng xuống cấp của các căn hộ hiện nay nhưng đáng lưu tâm hơn, tình trạng xuống cấp vô hình chính là điều kiện sống của người dân ở đây. Hiện nay, theo lối thiết kế cũ, các căn hộ vẫn chưa khép kín, các khu vực bếp, vệ sinh, nhà tắm vẫn là chung giữa 3,4 hộ gia đình. Điều đó chứng tỏ môi trường đã quá lạc hậu, xuống cấp… Tôi đề nghị, các cấp chính quyền khi đánh giá sự xuống cấp phải đánh giá cả ở điều kiện sống của người dân…”, ông Ngọc cho hay.

Cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo

Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ cần cải tạo lại, có quy mô từ 2 - 5 tầng. Các khu nhà này chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối năm 1980, tập trung chủ yếu ở khu vực nội đô. Tuy nhiên từ năm 2007 đến nay, Hà Nội chỉ có 18 dự án chung cư cũ được xây dựng lại, đã đưa vào sử dụng, chiếm khoảng 1,14% tổng số nhà chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại.

Ví dụ, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, hiện nay có 308 chung cư, hầu hết các chung cư này đã hết niên hạn sử dụng, có kết cấu cũ, lạc hậu và đã xuống cấp. Tại một số chung cư cũ đã xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo trong sử dụng. Trong đó, một số chung cư cũ trên địa bàn quận đã được kiểm định từ lâu, qua thời gian sử dụng đã tiếp tục xuống cấp, khiến nhân dân phản ánh như tập thể C5, E6, E7 Quỳnh Mai; tập thể B1 Trại Găng; tập thể Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tập thể Viện 108…

Theo danh mục 28 khu chung cư được Ủy ban nhân dân Thành phố trước đây giao lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố. Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 4 khu chung cư tập trung bao gồm các khu tập thể: Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Mai, Bách Khoa và Thanh Nhàn. Riêng khu tập thể Nguyễn Công Trứ quy mô khoảng 5,77 ha bao gồm 18 chung cư. Theo quy hoạch chi tiết, cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ, 2 khối nhà chung cư cũ Al, A2 đã được phá dỡ và khởi công xây dụng vào tháng 3/2013, hoàn thành vào cuối năm 2015 và từ đầu năm 2016 bàn giao và đưa người dân trở về tái định cư. Tuy nhiên, đến nay Dự án cải tạo xây dựng lại khu tập thế Nguyễn Công Trứ đối với phần diện tích còn lại vẫn chưa được tiếp tục triển khai…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đề xuất: “Đề nghị Thành phố sớm phê duyệt Kế hoạch xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ, đẩy nhanh công tác lập quy hoạch xây dựng cải tạo các khu chung cư. Chỉ đạo việc triển khai, hoàn thiện dự án xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ trên phạm vi toàn bộ khu vực còn lại của dự án, đồng thời xây dựng các hạ tầng xã hội đảm bảo việc tái định cư của người dân được ổn định. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các vấn đề, giải pháp liên quan đến giải phòng mặt bằng đối với các hộ dân trong các khu tập thể”.

Tại phường Thành Công (quận Ba Đình), ông Ngô Ngọc Lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thành Công cho biết, trên địa bàn phường có 87 nhà tập thể, gồm 4.684 căn hộ, cao 2 - 5 tầng, xây dựng từ những năm 1970 - 1980, căn hộ đã được bán cho các hộ dân theo Nghị định 61/CP, trong đó nhiều tòa đến nay đã xuống cấp. Việc cải tạo chủ yếu do các hộ tự làm, nên chỉ mang tính cục bộ tạm thời cho từng khối nhà, chưa đáp ứng được nguyện vọng người dân cũng như công năng sử dụng, quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan.

Hằng năm, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp các phòng, ban chuyên môn quận rà soát, hiện trên địa bàn có 14 nhà tập thể 5 tầng có mức độ nguy hiểm cao, trong khi chỉ 2 tòa chung cư đã được xây mới là tòa tháp Thành Công và nhà C1 Thành Công. Do đó, Ủy ban nhân dân phường Thành Công cũng đề nghị Thành phố sớm có kế hoạch tổng thế cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và phường Thành Công nói riêng nhằm đảm bảo sự an toàn, tính mạng và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, công tác an sinh xã hội.

Trên thực tế, thời gian qua, nhằm giải quyết các bất cập về cơ chế, chính sách, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng chủ trì lập đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Trong đó, điểm đáng chú ý là cơ chế, chính sách về tỷ lệ hộ dân đồng thuận, cơ chế bồi thường, hỗ trợ tái định cư... được nghiên cứu phù hợp với đặc thù của Thành phố, để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng tháo gỡ. Vướng mắc trong vấn đề quy hoạch cũng đã được thành phố dần tháo gỡ khi đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng).

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh chia sẻ: “Quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử được thông qua sẽ chốt được các thông số chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, tầng cao, hệ số sử dụng đất, giao thông... Đây sẽ là đầu bài để các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư”./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động