Xe máy lưu thông trên đường cao tốc: Vi phạm an toàn giao thông, đánh cược tính mạng
Chấn chỉnh tình trạng “nhờn luật” trên nhiều trục giao thông trọng điểm Hơn 23 tỷ đồng xử phạt vi phạm an toàn giao thông Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn giao thông |
Coi nhẹ sinh mạng của chính mình
Không khó để bắt gặp hình ảnh vào khung giờ cao điểm hàng ngày từ 6h30 - 8h30 vẫn còn một số người điều khiển xe máy nhập vào đường cao tốc. Tại Hà Nội, tình trạng người dân đi vào đường cao tốc Đại lộ Thăng Long diễn ra phổ biến mỗi ngày. Ngày 7/8, phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp đi cùng tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 11 (Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội) kiểm tra xử lý các phương tiện xe máy đi vào làn đường dành riêng cho ô tô.Chỉ trong một ca làm việc từ 8h- 9h, tại Km5 Đại lộ Thăng Long, tổ công tác đã phát hiện và xử lý gần chục trường hợp vi phạm, nhiều xe khác thấy lực lượng chức năng từ xa liền quay đầu đi ngược chiều để “né phạt”.
Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý người điều khiển xe máy đi vào cao tốc Đại Lộ Thăng Long. |
Điển hình như trường hợp anh N.B.M.H (huyện Thạch Thất) vi phạm lỗi đi vào đường cao tốc, không có gương chiếu hậu, không có giấy phép lái xe, không có đăng ký xe... Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ phương tiện để xử lý theo quy định. Trình bày với Cảnh sát giao thông, anh H cho biết có hẹn làm việc ở quận Đống Đa, tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long thường xuyên xảy ra ún ứ do phương tiện quá đông, sợ đến muộn theo lịch hẹn với đối tác nên đã đi vào cao tốc. Hay như trường hợp chị L.T.H (huyện Quốc Oai) phân trần rằng, bản thân chạy xe máy theo những người đi phía trước nên không biết đã đi nhầm vào làn cao tốc…
Trực tiếp làm nhiệm vụ, Trung Tá Bùi Đức Bình - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 11, cho biết, trong ca, tổ công tác đã dừng kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào cao tốc. Một số trường hợp cố tình lạng lách, đánh võng hoặc lao vào cán bộ, chiến sĩ gây khó khăn, nguy hiểm cho lực lượng chức năng. Chính vì vậy, khi làm nhiệm vụ phải đặt mục tiêu an toàn cho người dân trên hết nên thường Cảnh sát giao thông phải cảnh báo và ra hiệu lệnh từ xa. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra xử lý, tổ công tác đã yêu cầu người vi phạm trình giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện qua ứng dụng VneID...
Trước đó, ngày 5/8, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 triển khai tổ công tác xử lý người điều khiển xe máy đi vào làn cao tốc trên Đại lộ Thăng Long (hướng vào nội đô). Đại úy Nguyễn Bá Tiệp - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6, cho biết, trong thời gian qua, đơn vị liên tục ra quân xử lý các trường hợp vi phạm trên tuyến đường Đại lộ Thăng Long, nhất là các trường hợp đi vào đường cao tốc. “Đây là những hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao, bởi cao tốc Đại lộ Thăng Long là đường cấm các phương tiện thô sơ, xe gắn máy và người đi bộ đi vào. Các trường hợp vi phạm đều lấy lý do như muộn giờ làm trong các khung giờ cao điểm để cố tình vi phạm. Đơn vị sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp như vậy”, Đại úy Nguyễn Bá Tiệp Chiến nhấn mạnh.
Cần xử lý mạnh tay hơn nữa
Nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra do người dân cố tình đi xe máy vào đường cao tốc để lại hậu quả thương tâm, song, không ít người vẫn chủ quan, ngang nhiên vi phạm. Dường như, bài học từ vụ tai nạn giao thông hồi tháng 2/2024, khiến 4 người đi trên 2 xe máy lưu thông ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) va chạm với xe bồn dẫn đến tử vong vẫn chưa khiến nhiều người cảnh tỉnh. Mới đây nhất, tối 8/5, một xe máy đã đi ngược chiều vào cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên gây ra một vụ tai nạn liên hoàn với 2 xe ôtô, hậu quả người điều khiển xe máy thiệt mạng.
Chứng kiến cảnh nhiều người dân bất chấp nguy hiểm đi xe máy vào cao tốc, thậm chí còn đi ngược chiều ở làn trong cùng (làn có tốc độ cao nhất) khiến nhiều lái xe ô tô không khỏi hú hồn, bởi nguy cơ tai nạn giao thông ngay trước mắt. Anh Khổng Văn Chí (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, tôi thường xuyên lưu thông qua tuyến cao tốc Đại Lộ Thăng Long vào nội đô đi làm; chứng kiến rất nhiều người đi xe thô sơ, xe đạp và thậm chí đi bộ vào làn trong cùng (làn mà xe ô tô đi với tốc độ cao nhất). Thậm chí có những người còn đi ngược chiều, rồi có người đi bộ vào đó để nhặt vỏ chai, rất nguy hiểm.
Cùng quan điểm trên, anh Nguyễn Anh Ngọc (ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho rằng, với tốc độ di chuyển cao trên đại lộ, việc xuất hiện bất ngờ của xe máy có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản cho những người khác. Lý do chính dẫn đến thực trạng này có thể kể đến việc thiếu ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân. Nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian di chuyển hoặc do không nắm rõ quy định đã liều lĩnh đi vào đường cấm. Bên cạnh đó, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng còn chưa đủ sức răn đe cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này diễn ra phổ biến. “Đề nghị cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, xử lý mạnh tay hơn nữa để chấm dứt tình trạng này”, anh Ngọc cho hay.
Các tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long, Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên… là những tuyến giao thông huyết mạch của Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Thủ đô với các tỉnh. Các tuyến cao tốc này chỉ dành riêng cho xe ôtô, không cho phép các phương tiện xe máy, xe thô sơ lưu thông trên tuyến. Tuy nhiên, thực trạng vi phạm giao thông trên những cao tốc này, đặc biệt là việc người điều khiển xe máy đi vào đây đang trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và tính mạng con người. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo người điều khiển xe máy, phương tiện thô sơ không đi vào cao tốc để bảo vệ an toàn tính mạng cho chính bản thân, người tham gia giao thông và toàn xã hội.
Hiện, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp với các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt là tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến người dân song song với việc tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm, mục đích nhằm nâng cao văn hóa giao thông ở Thủ đô và bảo vệ người dân trước nguy cơ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng vi phạm gây mất an toàn giao thông trên, gốc rễ vẫn là nhận thức của người dân, từ nhận thức biến thành ý thức chấp hành để dù có Cảnh sát giao thông hay không thì các phương tiện vẫn đi đúng phần đường, làn đường theo quy định.
Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Tin khác
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Giao thông 10/01/2025 20:10
Xe khách bị mắc kẹt trên cầu vượt Tây Sơn, tài xế bị xử phạt
Giao thông 10/01/2025 12:03
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Giao thông 09/01/2025 20:38
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện
Giao thông 09/01/2025 18:32
Đồng Nai: Đầu tư gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp đường kết nối Nhơn Trạch và sân bay Long Thành
Giao thông 09/01/2025 14:42
Hà Nội: Hai ngày liên tiếp không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng
Giao thông 09/01/2025 10:00
Phạt đến 3 triệu đồng đối với tài xế xe máy đi vào đường Vành đai 2 trên cao
Giao thông 08/01/2025 17:57
Hà Nội ký kết hợp tác nghiên cứu đường sắt đô thị với Vương quốc Anh
Giao thông 08/01/2025 13:36
Transerco: Chú trọng ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng xe buýt
Giao thông 08/01/2025 13:34
Ngày mai (8/1), đường gom Đại lộ Thăng Long lưu thông một chiều
Giao thông 07/01/2025 18:27