Xóa chợ cóc, chợ tạm khó đến thế?

(LĐTĐ) Tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm họp vô tư ở lòng đường, vỉa hè... đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn Thành phố, ở cả nội thành và ngoại thành. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng liên tục ra quân đã dẹp bỏ được nhiều chợ “cóc”, chợ tạm, góp phần tránh lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội thì chợ “cóc”, chợ tạm lại xuất hiện trở lại, đòi hỏi cơ quan chức năng phải quyết liệt trong xử lý.
Đề nghị sớm dẹp bỏ chợ cóc trên cầu bắc qua sông Tô Lịch Nhức nhối tình trạng chợ cóc trên phố Cương Kiên

Tràn lan chợ “cóc”, chợ tạm

Qua ghi nhận tại phố Thanh Bảo (quận Ba Đình), nhiều hàng quán từ hoa, quả đến thịt, cá vẫn được bày bán hàng ngày khiến con phố nhỏ trở nên chật chội và nhếch nhác. Điều đáng nói, con phố này nằm rất gần chợ Ngọc Hà nhưng lâu nay vẫn tồn tại một khu chợ “cóc” như vậy. Một điểm nhức nhối khác là phố Xuân La (quận Tây Hồ).

Xóa chợ cóc, chợ tạm khó đến thế?
Chợ “cóc” trên phố Xuân La gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Một người dân sống ở đó cho biết, trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp thì lực lượng công an, bảo vệ dân phố của phường thường xuyên nhắc nhở các hộ bán hàng không bày hàng hóa lấn chiếm hè, đường, nên đường phố thông thoáng và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, khi nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều hàng quán tràn ra vỉa hè, người mua để xe máy, ô tô dưới lòng đường, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Theo ghi nhận trong những ngày gần đây, nhiều xe bán trái cây xếp hàng dọc trên phố Xuân La khiến cho những người tham gia giao thông trên con phố này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào giờ tan tầm.

Thực tế, không chỉ ở các quận nội thành mà tại nhiều huyện ngoại thành cũng đang diễn ra tình trạng người dân tự ý họp chợ dẫn đến việc hình thành các chợ tạm, chợ “cóc” bên các trục đường. Bất chấp các phương tiện giao thông lưu thông ngay bên cạnh nhưng nhiều người vẫn thản nhiên lựa chọn hàng hóa, mua bán mà không hề nghi đến những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra. Thậm chí, có chợ tự phát lấn cả xuống lòng đường quốc lộ để buôn bán. Điển hình như tại khu vực hành lang giao thông thuộc lòng đường Đại lộ Thăng Long, đoạn qua cầu vượt sông Đáy thuộc địa bàn huyện Hoài Đức thường xuyên xuất hiện hàng chục trường hợp người dân tự ý bày bán các mặt hàng nông sản ở ven đường. Trong suốt đoạn đường dài khoảng gần 1 km, người dân đã để thúng mủng, xe thồ, xe bò, xe kéo, xô chậu... với nhiều mặt hàng phục vụ người đi đường. Rất nhiều người đã tùy tiện dừng, đỗ xe để xem, lựa chọn và mua các mặt hàng nông sản tại đây.

Việc họp chợ tự phát ven đường càng phổ biến ở các trục đường gần những khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều người lao động. Người dân tập trung buôn bán, từ hoa quả, rau củ, thịt, cá, quần áo…Họ bày la liệt trên vỉa hè dưới lòng đường, rất khó khăn để có thể di chuyển qua đây, nhất là vào giờ tan ca. Có thời điểm, hàng trăm công nhân cùng tham gia mua bán đã ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông của các phương tiện. Không chỉ gây mất an toàn giao thông, các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường còn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi mỗi ngày lượng xe cộ đi qua mang theo lượng khói bụi lớn, bám vào thực phẩm bày bán trên vỉa hè. Bên cạnh đó, người dân buôn bán ở các khu này thường có thói quen xả luôn rác thải, thịt sống… ra ven đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và môi trường sống của người dân xung quanh.

Cần rà soát tổng thể

Được biết, các xã, phường đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm khắc phục việc người dân mua bán tại các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường. Tuy nhiên, hiệu quả thu được còn khá hạn chế. Theo các chuyên gia, việc các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường vẫn tồn tại có nguyên nhân xuất phát từ chính nhu cầu và ý thức của cả người mua, người bán. Để khắc phục tình trạng này, cần kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục với những chế tài xử lý nghiêm khắc.

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định rất rõ mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán hàng hóa. Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định này, sẽ phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Khoản 5, Điều 12, Nghị định này cũng quy định, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa.

Chế tài xử lý những vi phạm tại các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường đã được quy định cụ thể, đầy đủ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, để chấm dứt chợ “cóc”, chợ tạm, trả lại hành lang an toàn cho các tuyến đường của Thủ đô, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực hơn nữa của các lực lượng, các cấp, các ngành cũng như ý thức của từng người dân. Theo đó, chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể. Trọng tâm là tăng cường truyền thông để người bán và người mua hiểu rõ về những nguy cơ tai nạn giao thông khi tổ chức họp chợ nơi giao thông đông đúc phương tiện qua lại. Một giải pháp khác cũng cần được tiến hành song song là bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để tái lập các chợ “cóc”, chợ tạm, các tụ điểm buôn bán đã được giải tán. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, các lực lượng chức năng cần có thái độ và hành động cương quyết khi tổ chức xử lý những trường hợp cố tình vi phạm trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, xử lý cần được thực hiện thường xuyên, quyết liệt; tránh biểu hiện xử lý thiếu nghiêm túc, xử lý theo kiểu phong trào...

Việc chợ tạm, chợ “cóc” ven đường tồn tại trong thời gian dài còn bắt nguồn từ chính những nhu cầu thực tế của người dân. Do đó, để giải quyết triệt để tình trạng này, thành phố Hà Nội cần tiến hành rà soát lại tổng thể mạng lưới chợ. Từ đó, bố trí quỹ đất hợp lý cho việc xây dựng các chợ dân sinh truyền thống, các cửa hàng tiện lợi... ngay từ khi quy hoạch để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là biện pháp giải quyết vấn đề từ “gốc”, tránh tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm mọc lên rồi mới tìm cách giải tỏa, khắc phục.

Thực tế cho thấy, nếu xảy ra tai nạn liên quan đến các chợ “cóc”, chợ tạm ven đường thì nạn nhân chủ yếu là chính những người dân tham gia mua bán hàng hóa. Do đó, để tự bảo vệ mình và tránh tai nạn thương tâm, mỗi người dân cần nêu cao ý thức tự giác trong thực hiện các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông và có thói quen mua bán văn minh ở đúng nơi quy định.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động