Xóa “điểm đen” giao thông phải mang tính đồng bộ
Quyết liệt nhưng phải đồng bộ | |
Nên đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy | |
Đồng bộ các giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường |
Giảm ùn tắc thì phát triển hệ thống giao thông công cộng là tất yếu. Ảnh: Giang Nam |
Điểm ùn tắc mới phát sinh
Tại Hà Nội, đã và đang tồn tại thực tế là hệ thống hạ tầng giao thông phải “gồng mình” phục vụ cho khoảng 6 triệu phương tiện đăng ký trực tiếp và hàng triệu phương tiện giao thông vãng lai. Trong khi đó, mỗi năm quỹ đất dành cho giao thông chỉ tăng tương đối ít ỏi. Chính vì vậy, ùn tắc giao thông đang khiến nhiều người dân sợ hãi và trở thành vấn đề đau đầu với các nhà quản lý.
Ghi nhận thực tế cho thấy, năm 2019 toàn thành phố tồn tại 33 điểm ùn tắc. Với nhiều giải pháp như cải tạo hạ tầng, điều chỉnh đèn tín hiệu và tăng cường lực lượng chốt trực điều tiết giao thông, đã xóa được 10 điểm. Trong đó có các nút giao có lượng phương tiện lưu thông cao như Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Vành đai 3 - Pháp Vân - Giải Phóng, ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ…
Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của các ngành chức năng Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, qua ghi nhận cũng phát sinh mới 10 điểm ùn tắc khác gồm nút giao Kim Mã - Liễu Giai, Liễu Giai - Đào Tấn, Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ, Nguyễn Khang, cầu 361, Ngã Tư Sở, Nguyễn Khoái đoạn Vĩnh Tuy - Vành đai 1, cầu Mai Động, Lê Quang Đạo - Châu Văn Liêm, đường dẫn lên Vành đai 3 trên cao đoạn thuộc địa phận quận Thanh Xuân.
Khách quan nhìn nhận, ùn tắc giao thông gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, gây áp lực cho mỗi người dân, mỗi gia đình. Nguyên nhân phát sinh các điểm ùn tắc nêu trên được xác định bởi nhiều yếu tố. Về khách quan, phương tiện giao thông tăng cao trong khi tốc độ phát triển hạ tầng giao thông không theo kịp; ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông còn hạn chế. Về nguyên nhân chủ quan, công trường thi công chiếm dụng mặt đường là nguyên nhân cơ bản; trong đó, có các công trình trọng điểm như Vành đai 2, Vành đai 3… Có đến 8/10 số điểm ùn tắc là do công trường thi công.
Cách nào khả thi?
Để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, ngoài các giải pháp lâu dài, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông; kết hợp với đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị. Tổ chức giao thông kết hợp với quản lý, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoa học, hợp lý; phát triển vận tải hành khách công cộng, tập trung hoàn thành hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn - đường sắt đô thị, đồng thời có biện pháp phù hợp để quản lý sự gia tăng của phương tiện cá nhân… Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, mọi giải pháp sẽ chỉ là tình thế nếu ý thức của người tham gia giao thông không được cải thiện. Nếu mỗi người dân đều nêu cao ý thức tuân thủ quy tắc, chấp hành hiệu lệnh giao thông, nhường nhịn nhau để cùng đi lại thuận tiện, thì sẽ góp phần giảm thiểu những điểm ùn tắc trong thành phố. |
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung phát triển nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông để từng bước hoàn thiện theo quy hoạch như: Xây dựng các cầu vượt tại các nút giao, xây dựng các hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa, Cầu Nhật Tân, đường vành đai 2, cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên, tổ chức lại các nút giao cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, đường vành đai 3...
Các công trình này đã phát huy được hiệu quả, góp phần vào việc giảm ùn tắc giao thông hiện nay trên địa bàn thành phố. Ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, năm 2019 Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã triển khai hoàn thành 58 công trình sửa chữa cải tạo chống xuống cấp và công trình thuộc chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và tai nạn tại các "điểm đen" trên toàn thành phố Hà Nội. Có 10/33 điểm ùn tắc giao thông được xử lý, gồm khu vực Vành đai 3 - Pháp Vân - Giải Phóng (nút Hoàng Liệt - Giải Phóng); ngã tư Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ; khu vực ngõ 80,82,84 Chùa Láng; cầu Mọc; Ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh; Nguyễn Khang - Cầu 361; ga số 6 (Cổng trường đại học Quốc Gia); ga số 7 (gần nút giao Chùa Hà); khu vực ngõ 10 Tôn Thất Tùng; nút giao Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng. Về mục tiêu năm 2020, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết sẽ thường xuyên phối hợp với Công an thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các quận huyện rà soát và có giải pháp khắc phục các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông. Mục tiêu tiếp tục giảm 5%-10% điểm ùn tắc giao thông năm 2019 chuyển sang.
Theo chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội, giảm ùn tắc và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân không chỉ riêng trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Nói cách khác, để làm và giải quyết “bài toán” này cần toàn xã hội vào cuộc. Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên đề xuất, bên cạnh việc đầu tư kết cấu giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng, Hà Nội cần kiên quyết thu hồi những diện tích các cơ quan, trụ sở nằm trong diện di dời để xây dựng các công trình công cộng hồ nước, công viên, cây xanh; thu hồi các dự án bỏ hoang để làm bãi đỗ xe. Dứt khoát chỉ cho xây dựng nhà cao tầng khi những công trình bảo đảm hạ tầng giao thông như vỉa hè, bãi đỗ xe, nhà để xe và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó phải có lộ trình giảm dần, kiểm soát, cấp đăng ký mới ô tô, xe máy cá nhân phù hợp…
Để phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân Thủ đô, trong năm 2020 doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội sẽ tiếp tục mở thêm 17 tuyến buýt. Ngoài tuyến buýt trục chính sẽ mở thêm các mini buýt, qua đó phát huy hiệu quả vai trò chủ đạo trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Theo kế hoạch, đến năm 2030 Thành phố có thể đưa vào hoạt động 8 đoạn tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến buýt, 35.000 xe taxi, 50.000 - 55.000 xe hợp đồng, 15 - 20 tuyến minibus, 8.000 - 10.000 xe đạp công cộng… Quanh vấn đề phát triển giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội, ông Lê Ðỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cho rằng, việc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đô thị, đặc biệt là đô thị lớn như Hà Nội, kinh nghiệm thực tế tại các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới đã chứng minh rằng cần dựa trên phát triển giao thông cộng với nòng cốt là hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn và xe buýt. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56