Xử lý rác thải: Câu chuyện chưa bao giờ hết “nóng”
Nhân rộng những mô hình hay giảm thiểu rác thải nhựa Từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giảm thiểu rác thải nhựa Cần chính sách khuyến khích các đơn vị giảm sử dụng sản phẩm nhựa |
Mức xử phạt chưa đủ sức răn đe
Dạo quanh một số bãi rác dân sinh ở vùng ngoại thành Thủ đô thậm chí là những bãi rác tự phát ven đường quanh một số khu vực nội thành, tình trạng rác thải vứt tràn lan, không đúng nơi quy định vẫn đã và đang diễn ra khá phổ biến. Thậm chí có hiện tượng đổ trộm phế thải xây dựng ở những tuyến đường lớn như Đại lộ Thăng Long... Đáng nói ở một số nơi người dân xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp, nguy hiểm hơn là đốt rác, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tình trạng tự ý đốt rác thải vẫn diễn ra ở một số nơi |
Đơn cử như mấy tháng đầu năm 2020 trên địa bàn hai xã Tuy Lai, Phúc Lâm thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội xuất hiện tình trạng rác thải tồn đọng tại các điểm tập kết rác, thậm chí rác thải được vứt tràn lan ngoài lòng đường. Bên cạnh đó một số người thiếu ý thức còn tự ý đốt rác thải ngay tại đây gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân…
Đánh giá về hành vi đốt rác thải, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết hành động một số người dân, đơn vị thu gom rác tại chỗ trong đó có rác thải nhựa mà chọn giải pháp đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và vi phạm quy định trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý.
Theo ông Thái, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số đơn vị chưa đủ để thu gom chuyển về đơn vị tập trung, do mức xử phạt hiện nay đối với cá nhân và công ty thu gom rác chưa đủ sức răn đe.
Cụ thể theo khoản 9 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo về môi trường quy định: Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt”.
Mức thấp nhất là phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000kg và cao nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 100.000 kg trở lên.
Rác thải nhất là rác thải sinh hoạt cần được phân loại, thu gom đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường |
Tuy nhiên, mức phạt đó chưa giải quyết triệt để, trong thời gian tới, chính những nội dung này Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu và chỉnh sửa, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các sở, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố để đưa ra những chính sách thiết thực, có hiệu lực, hiệu quả hơn, đặc biệt phải nâng cao ý thức của người dân.
Đồng quan điểm, ông Phạm Cao Thắng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị cho biết việc đốt rác tại chỗ là hành vi vi phạm pháp luật về giữ gìn vệ sinh, gây ảnh hưởng đến môi trường công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của mọi người xung quanh. Tình trạng đốt rác thải sinh hoạt là một trong những tác nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, bên cạnh nguồn khí thải từ việc đốt các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động giao thông. Đáng chú ý, hành động đốt rác này phần lớn diễn ra ở khu vực nông thôn và chưa được kiểm soát triệt để.
Người có hành vi đốt rác tại khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng tuy nhiên, với mức xử phạt này đối với các tổ chức, cá nhân vẫn chưa đủ sức răn đe. Hơn nữa việc thực thi xử lý các vi phạm chưa triệt để khiến cho tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn
Từ những tồn tại trong công tác xử lý rác thải có thể nhận thấy để công tác xử lý, thu gom rác thải đạt hiệu quả phải có hệ thống cơ chế, chính sách; cụ thể hóa định hướng kinh tế tuần hoàn. Nhất là đồng bộ từ nỗ lực đến thu gom - phân loại - tái chế, tái sử dụng chất thải đến cơ chế chính sách khuyến khích những công nghệ biến rác thải thành tài nguyên.
Theo ông Phạm Cao Thắng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị việc phân loại, tái chế, tái sử dụng đồng bộ từ người dân, hộ gia đình tới doanh nghiệp là bài toán đồng bộ tiến tới xây dựng thành công nền kinh tế tuần hoàn mà mỗi quốc gia đều đang hướng tới.
Chương trình phân loại rác tại nguồn thông qua hoạt động "Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng". |
Tuy nhiên để bài toán này được giải quyết hiệu quả thì tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi địa phương, cần xây dựng lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp từ thấp đến cao, ngăn chặn việc phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải, nếu không thể tái chế, phải xử lý chất thải theo cách ít tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nhất.
Để triển khai đồng bộ, hiệu quả cần các giải pháp tổng thể tuy nhiên với góc độ là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường, ngoài việc chỉ đạo quyết liệt từ phía chính quyền, sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực từ phía người dân thì cần phân loại rác phải phù hợp với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương.
Ví dụ, năm 2008, dự án JICA phân loại rác thành 3 loại tái chế, hữu cơ và vô cơ… theo công nghệ xử lý rác của Hà Nội ngày đó là chôn lấp tại bãi Nam Sơn và Nhà máy xử lý phân vi sinh tại Cầu Diễn, hiện nay, Thành phố sắp hoàn thành Nhà máy đốt rác phát điện tại Nam Sơn công suất 4.000 tấn/ngày. Việc phân loại sẽ được chia thành 3 loại tái chế, đốt được và không đốt được. Bên cạnh đó cần các chính sách hỗ trợ về thuế, mặt bằng, trợ giá đối với các hoạt động xử lý rác tái chế mà thị trường không thể điều tiết được… sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động phân loại - thu gom - tái chế - tái sử dụng rác hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03