Xử lý sai phạm xây dựng và phân lô tách thửa sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô đã có bài viết phản ánh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và tình trạng phân lô tách thửa đất nông nghiệp sai quy định trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bài viết đã nhận được sự đồng tình, chia sẻ của dư luận và đông đảo người dân sinh sống ở những khu vực được phản ánh, bước đầu một số cơ quan chức năng đã kiểm tra, đưa ra hướng xử lý nhưng cũng có địa phương vẫn còn vòng vo né tránh. Điều này càng đặt ra nghi vấn có sự buông lỏng, bao che, thậm chí tiếp tay, cố tình vi phạm hay không của cán bộ nơi để xảy ra những vụ vi phạm mà Báo Lao động Thủ đô đã dày công thu thập tư liệu và phản ánh.
Đất không được tách thửa: 7 điều người dân cần nắm rõ Bà Rịa - Vũng Tàu: Cần sớm hoàn thiện quy định điều kiện tách thửa để đảm bảo quyền lợi cho người dân Nhức nhối tình trạng phân lô, tách thửa đất nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo UBND xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, các công trình, vị trí thửa đất mà Báo Lao động Thủ đô phản ánh đều là những công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp. Sau khi Báo Lao động Thủ đô phản ánh, UBND xã Đa Phước sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý. Nguồn tin của Báo Lao động Thủ đô cho biết, sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô, lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh đã xuống kiểm tra hiện trạng và chỉ đạo UBND xã Đa Phước xử lý dứt điểm vụ việc.

Trong khi đó liên quan đến nội dung phản ánh của Báo Lao động Thủ đô về việc phân lô tách thửa đất nông nghiệp sai quy định, tràn lan tại huyện Củ Chi, trong Văn bản phản hồi số 6168/UBND-TNMT do ông Nguyễn Thanh Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi ký lại cố ý né tránh câu hỏi của phóng viên.

Cụ thể, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đặt câu hỏi: “Tình trạng và hướng giải quyết việc phân lô đất nông nghiệp không đúng diện tích theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND TP.HCM (gọi tắt là Quyết định 60), phân lô tách thửa tràn lan, vi phạm trật tự xây dựng tại thửa đất 1044, 1048 thuộc tờ bản đồ số 10 xã Trung Lập Hạ, thửa đất số 18 tờ bản đồ số 30 xã Tân Thạnh Đông, thửa 1442, 1478, 1482 tờ bản đồ số 54 xã Thái Mỹ…?”.

Thế nhưng văn bản phản hồi của UBND huyện Củ Chi lại chỉ thông tin hiện trạng các thửa đất là “đất trống, có trụ ranh xi măng”, đồng thời lấy Kế hoạch số 3585/KH-UBND ngày 28/4/2022 của UBND huyện Củ Chi trước đó để đưa ra phương hướng giải quyết sự việc là “Chỉ đạo UBND các xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đất đai, tránh trường hợp xây dựng không đúng quy định” (!).

Theo Luật sư Trương Hồng Điền, Đoàn Luật sư TP.HCM: Việc trình, ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) sai quy định thì buộc phải thu hồi, hủy bỏ. Trong trường hợp Phó Chủ tịch UBND huyện ký thay cấp sai thì Chủ tịch UBND huyện đó phải ký quyết định thu hồi, hủy bỏ việc cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời cấp Ủy, UBND địa phương phải họp xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể, tùy theo tính chất, mức độ sai phạm để có hình thức xử lý phù hợp. Do việc trình, ký cấp Giấy chứng nhận sai quy định nên các giao dịch sau đối với thửa đất đó sẽ trở nên vô hiệu. Chủ đất đầu tiên làm thủ tục chuyển đổi mục đích, tách thửa sai quy định có thể bị yêu cầu trách nhiệm bồi thường cho những người tham gia giao dịch mua bán sau đó, và các tranh chấp này thuộc về dân sự.

Trước đó ngày 14/6/2022 Báo Lao động Thủ đô có bài viết “Nhức nhối tình trạng phân lô, tách thửa đất nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”, phản ánh tình trạng xây dựng không phép tràn lan trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và việc phân lô, tách thửa sai quy định tại huyện Củ Chi, phá vỡ kế hoạch sử dụng đất của địa phương cũng như tiếp tay cho giới cò đất vẽ ra các dự án khu dân cư để thu lợi hàng chục tỷ đồng.

Xử lý sai phạm xây dựng và phân lô tách thửa sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô
Phân lô đất nông nghiệp ở xã Thái Mỹ huyện Củ Chi, TP.HCM.

Đáng chú ý đối với việc phân lô tách thửa đất nông nghiệp tại huyện Củ Chi, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi (phụ trách lĩnh vực đất đai, xây dựng, trước đây làm Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Củ Chi) ký cho phép tách thửa đất nông nghiệp và cấp sổ sai quy định so với Quyết định 60 của UBND TP.HCM. Cụ thể, theo Quyết định 60, đối với việc tách thửa đất nông nghiệp, thửa đất mới và hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối. Từng làm Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Củ Chi, ông Nguyễn Thanh Phong phải hiểu rõ hơn ai hết các quy định của Quyết định 60 nói trên. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà khi làm Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, phụ trách lĩnh vực đất đai, xây dựng, ông Nguyễn Thanh Phong lại cho phép tách thửa đất nông nghiệp nhỏ hơn diện tích tối thiểu.

Điển hình, ở xã Trung Lập Hạ trong cùng ngày 15/3/2022 ông Nguyễn Thanh Phong đã ký cho phép một khu đất nông nghiệp được tách thành 20 sổ. Trong đó có một số thửa đất (có mục đích sử dụng là trồng cây hàng năm) không đủ diện tích quy định vẫn được tách thửa như thửa đất số 1044 có diện tích sau tách thửa là 293,8m2, thửa 1048 có diện tích 431,8m2 (đều thuộc TBĐ số 10) (!).

Xử lý sai phạm xây dựng và phân lô tách thửa sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô
Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Thanh Phong ký cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp nhỏ hơn diện tích cho phép theo Quyết định 60 của UBND TP.HCM.

Chưa hết, trong văn bản phản hồi của UBND huyện Củ Chi, cho rằng thửa đất số 1044, 1048 tờ bản đồ số 10, xã Trung Lập, thửa đất số 1442, 1478, 1482, tờ bản đồ số 27 xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi là “đất trống, có trụ ranh xi măng” nhưng hình ảnh mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô thu thập được là những nền đất được phân lô, trên đó tồn tại những căn nhà cấp 4 được xây dựng kiên cố tường vách, trồng cây ăn quả, đổ trụ bê tông lưới sắt, rải đá dăm…

Xử lý sai phạm xây dựng và phân lô tách thửa sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô
Xây nhà trên nền đất nông nghiệp sau khi tách thửa ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi.

Để rộng đường dư luận, Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc này.

Xuân Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

Đội tuyển Việt Nam rơi xuống vị trí 116 trên bảng xếp hạng FIFA

(LĐTĐ) Theo bảng xếp hạng (BXH) tháng 9/2024 mới được FIFA công bố, đội tuyển Việt Nam tụt một bậc so với tháng trước và xếp ở vị trí 116 thế giới.
Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động