Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ
Nhìn từ thu phí vào nội đô nghĩ về chuyện hành động để giảm ùn tắc Gỡ ùn tắc khi thông xe Vành đai 2 trên cao Hà Nội phân luồng, hạn chế ùn tắc giao thông dịp Tết Nguyên đán |
Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông do nhiều năm qua hệ thống hạ tầng giao thông phát triển chưa bắt kịp tốc đô thị hóa, gia tăng dân số cũng như lượng phương tiện cá nhân. Để giảm ùn tắc cho Hà Nội, bên cạnh hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Ùn tắc - câu chuyện nan giải
Hà Nội là một đại đô thị về quy mô dân số và phương tiện cá nhân. Theo ước tính, Hà Nội hiện có khoảng hơn 8 triệu người, gần 7,5 triệu phương tiện. Điểm đáng lo ngại là, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng đáng lo ngại hơn. Trong bối cảnh đó, mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Thủ đô mới đáp ứng dưới 15% nhu cầu đi lại. Sức hút của vận tải hành khách công cộng chưa thực sự lan toả được đến đại bộ phận nhân dân.
Phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội tăng cao khiến các trục giao thông vượt lưu lượng thiết kế. |
Chỉ ra những bất cập này, Giáo sư, Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa - Giảng viên Đại học Giao thông vận tải cho biết, hiện có 5 vấn đề lớn của đô thị hiện đại cần phải quan tâm là: Nhà ở, việc làm, giao thông đô thị, môi trường và nước sạch. Ở Hà Nội, tình trạng ách tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông.
Theo ghi nhận thực tế, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh. Tuy nhiên, hệ lụy mặt trái của đô thị hóa là ùn tắc giao thông ngày một nan giải. Ùn tắc giao thông là một trong những căn nguyên gây tổn thất rất lớn cho cả kinh tế và xã hội. Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội khoảng 1 tỷ USD/năm.
Vào khung giờ cao điểm, không khó để chứng kiến những cung đường ken đặc xe cộ, nối đuôi nhau di chuyển từng chút một. Khu vực đường Vành đai 3 là ví dụ. Tại cung đường này, hình ảnh hàng dài ô tô nối đuôi nhau chờ lên Vành đai 3 đã không còn quá xa lạ.
Theo những tài xế thường xuyên lưu thông trên cung đường này, một va chạm nhẹ hoặc một phương tiện gặp sự cố cũng đủ khiến tuyến đường ùn ứ. Thứ nữa, khi xe lên được đường trên cao thì việc di chuyển cũng hết sức hạn chế. Phương tiện chỉ đi được khoảng 10-30km/h thay vì tốc độ cho phép tối đa theo thiết kế chuẩn cao tốc.
Không chỉ có trục giao thông này phải đối mặt với tình cảnh “gánh” công năng quá mức lưu lượng thiết kế và ùn ứ. Nhiều công trình hạ tầng giao thông khác, trong đó điển hình như cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy… cũng đang phải chịu áp lực giao thông rất lớn.
Cụ thể, theo ước tính, hiện cầu Thanh Trì có lưu lượng 122.606 xe/ngày đêm, gấp 8,1 lần lưu lượng thiết kế; cầu Vĩnh Tuy 75.596 xe/ngày đêm, gấp 6,3 lần... Một số tuyến giao thông hướng tâm như đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... vào các giờ cao điểm lưu lượng phương tiện cũng vượt 1,1 - 1,8 lần so với lưu lượng thiết kế.
Hạ tầng giao thông Hà Nội đã và đang được triển khai xây dựng, từng bước hoàn thiện, đồng bộ, giúp Thủ đô "cất cánh", kết nối với các địa phương lân cận. |
Tắc đường ở góc độ nào đó cũng cho thấy, công tác quản lý giao thông và quy hoạch đô thị chưa tốt. Minh chứng cho điều này có thể thấy ngay tại khu vực quận Hà Đông. Theo đó, Hà Đông có tốc độ phát triển tương đối mạnh, hiện đã xây dựng nhiều khu đô thị mới. Một lượng lớn người hàng ngày, buổi sáng từ các khu đô thị này đi vào trung tâm Thành phố và buổi chiều lại đi từ trung tâm Thành phố về nhà đã tạo nên dòng giao thông “con lắc” trên 2 tuyến đường Nguyễn Trãi và Tố Hữu - Lê Văn Lương. Nếu nhẩm tính đơn giản, riêng cư dân khu đô thị đã nhồi nhét gần chục vạn người… số lượng này đều đổ ra đường thì áp lực giao thông và ùn tắc là hiển nhiên.
“Bài toán” chưa được giải
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết.
Đáng chú ý, mục tiêu tổng quát của chương trình là “Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo giao thông vận tải thủ đô Hà Nội thuận lợi, an toàn, chất lượng, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, văn minh, hiện đại”. Hướng đến mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông; giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% hàng năm trên cả ba tiêu chí; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 30 - 35%; tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12 - 15% quỹ đất xây dựng đô thị...
Lực lượng chức năng phân luồng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. |
Cùng với đó tiếp tục duy trì, thực hiện quyết liệt 6 nhóm giải pháp gồm: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - đây là nhóm giải pháp căn cơ có tính bền vững và lâu dài; Tăng cường công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông hợp lý; Phát triển đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng, tập trung triển khai và sớm đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Dẫn như vậy để thấy, ở tầm nhìn chiến lược, Hà Nội đã xác định rõ những ảnh hưởng do ùn tắc giao thông mang lại; đồng thời đề ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.
Trở lại câu chuyện khắc phục ùn tắc giao thông trong thời điểm hiện tại. Được biết, để giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để can thiệp. Chẳng hạn, với Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, đơn vị đã bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ công tác tổ chức giao thông trên tuyến phố Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) và tuyến phố Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Đông).
Phối hợp tổ chức giao thông, phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại khu vực các dự án thi công công trình trọng điểm của Thành phố. Cùng đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã bố trí lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ phân luồng chống ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội tại 51 vị trí, huy động 176 lượt cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên/ngày.
Ở góc độ tổng thể, thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Công an Thành phố, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố. Tính riêng trong năm 2022, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với các ngành giải quyết được 8 điểm ùn tắc giao thông; không để tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài; xử lý kịp thời những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc mới; giải quyết các điểm đen về tai nạn giao thông.
Giao thông ùn tắc là một trong những căn nguyên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Thủ đô. |
Một số dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác như hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, tuyến đường Vành đai 2 trên cao… đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô.
Ở góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Bùi Danh Liên - Chuyên gia giao thông cho rằng, giảm ùn tắc và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân không chỉ riêng trách nhiệm của Sở GTVT Hà Nội. Nói cách khác, để làm và giải quyết “bài toán” này cần toàn xã hội vào cuộc. Trước mắt, Hà Nội và các đơn vị liên quan cần tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hình thành một cách hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung.
Đồng quan điểm với Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên, nhiều ý kiến cho rằng, muốn giảm được ùn tắc, Hà Nội cần cho thấy quyết tâm mạnh mẽ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối liên vùng cũng như nội vùng; cùng đó, để phát triển hạ tầng giao thông quy mô lớn, Hà Nội cần đầu tư toàn diện cả về tài chính, cơ chế, chính sách và con người. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng, sát sao, quyết liệt của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố với những địa bàn, công trình quan trọng.
(Còn nữa…)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42