Bài 2: “Bức tranh” với nhiều gam màu sáng
Bài 1: Từ góc nhìn sự ùn tắc cục bộ |
Sự bức thiết phát triển đồng bộ
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016, giao thông vận tải Thủ đô hướng tới mục tiêu tỷ lệ diện tích đất giành cho giao thông đạt từ 20-26%; diện tích đất giành cho giao thông tĩnh đạt 3-4%, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng phải đạt được từ 50 - 55%.
Tuy nhiên, qua đánh giá của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, tình hình ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông hiện nay còn nhiều diễn biến phức tạp và khó lường do sự gia tăng của phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần nào khiến hành khách di chuyển bằng xe buýt đã chuyển sử dụng phương tiện khác, trực tiếp gây ảnh hưởng đến thói quen đi lại của người dân. Hệ lụy là chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng chưa đạt theo kế hoạch được giao 2022.
Cùng đó, việc đầu tư các công trình giao thông chưa đáp ứng nhu cầu, do đó tỷ lệ diện tích đất giao thông/đất đô thị đạt 10,35% so với chỉ tiêu năm 2021 là 11%, giai đoạn 2021-2025 là 12-15%.
Mật độ phương tiện tại các trục giao thông của Hà Nội tăng cao, hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển của phương tiện là một trong những nguyên nhân khiến giao thông ùn ứ. |
Trong năm 2023, mục tiêu Sở GTVT Hà Nội hướng đến là nâng cao tỷ lệ vận tải hành khách công cộng; tăng tỷ lệ đất giành cho giao thông/đất xây dựng đô thị và xử lý 7-10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông… Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội cũng hướng đến việc triển khai nhiều nhóm giải pháp để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông. Trong đó, bên cạnh việc tăng cường tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành… Sở GTVT Hà Nội sẽ tăng cường đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý.
Hệ thống hạ tầng giao thông của Hà Nội phát triển cả về chất và lượng. Tiêu biểu là các tuyến đường bộ cao tốc cửa ngõ: Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ; Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Lào Cai; Nội Bài - Nhật Tân; cụm công trình cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp và nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xây dựng hệ thống cầu vượt thép bắc qua các điểm “đen” ùn tắc giao thông; hàng loạt tuyến đường xuyên tâm, các đường Vành đai 1, 2, 3 và 3,5... góp phần kết nối và dần khép kín hệ thống giao thông. |
Thực tế, nguyên nhân ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội chủ yếu xuất phát do quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; số lượng phương tiện đều tăng hàng năm, mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường cao, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không theo kịp dẫn đến quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Mặt khác, các tuyến đường giao thông trục chính, các cầu lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, các nút giao, trục đường có nhiều giao cắt với các ngõ, đường ngang gây xung đột giao thông dẫn đến chỉ cần xảy ra một sự cố va chạm giao thông, tai nạn giao thông cũng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông; quá trình tổ chức thi công các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên đường giao thông gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.
Theo Sở GTVT Hà Nội, công tác phân luồng, điều tiết phương tiện được triển khai thời gian qua đã góp phần tích cực giảm thiểu ùn tắc. Tuy nhiên, đó chỉ là “phần ngọn” của vấn đề. Để giảm thiểu ùn tắc, việc phát triển hạ tầng giao thông vẫn là giải pháp căn cơ. Bàn về vấn đề trên, ông Nguyễn Phi Thường - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết, tại Hà Nội thời gian gần đây nhiều công trình giao thông đã được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao năng lực giao thông Thủ đô, tăng tính kết nối, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Với quan điểm giao thông vận tải đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển Thủ đô; hạ tầng giao thông sẽ góp phần mở rộng không gian phát triển, ông Nguyễn Phi Thường cũng chia sẻ, hiện Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là một trong những dự án trọng điểm Quốc gia được triển khai trên địa bàn Thành phố và một số địa phương lân cận.
Hà Nội đã và đang triển khai dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội. |
Dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với mục tiêu xây dựng vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.
Với vai trò của mình, Sở GTVT Hà Nội tăng cường đẩy mạnh công tác triển khai tuyến đường Vành đai 4. Sở cũng xác định rõ Vành đai 4 sẽ góp phần dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, là cơ sở để thực hiện công tác quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng giao thông đi trước một bước, tạo ra trục giao thông quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và kết nối đa chiều của các đô thị, tổ chức lại cơ cấu dân cư.
Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện kết nối
Phát biểu tại Lễ thông xe kỹ thuật đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Dương Đức Tuấn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU, cho biết, trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư cho các dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Nhiều dự án đã được triển khai, khối lượng công việc thực hiện cũng như khối lượng giải ngân cho các dự án ngày càng tăng, góp phần làm cho diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp. Quy hoạch mạng lưới giao thông của Thành phố ngày càng hoàn thiện, tình hình ùn tắc giao thông dần được giải quyết tại nhiều khu vực, giúp người dân lưu thông thuận lợi hơn.
Thực tế, việc quan tâm đầu tư và phát triển giao thông của Hà Nội là hết sức đúng đắn. Theo quy hoạch, Hà Nội đang phát triển theo xu hướng chùm đô thị, với hạt nhân trung tâm là khu vực lõi bên trong Vành đai 4 và 5 đô thị vệ tinh xung quanh, cùng với sự tương hỗ của các đô thị thuộc tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên…
Khu vực triển khai thi công hầm chui nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng. |
Để phát huy tối đa hiệu quả mỗi đồng vốn chi cho kiến thiết hạ tầng giao thông, trong quá trình phát triển, Hà Nội đã xác định thứ tự ưu tiên, tập trung vào hoàn thiện trước những dự án, công trình hạ tầng giao thông khung có tính chất nền tảng, định hình cho toàn bộ mạng lưới.
Để đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hạn tầng giao thông, nhiều chuyên gia giao thông nhận định, không chỉ nguồn vốn mà ngay cả chính sách, cơ chế, triển khai đầu tư các dự án cũng phải quyết liệt, hiệu quả; đặc biệt lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng vốn là “điểm nghẽn” của các công trình giao thông.
Ở góc độ đơn vị chủ lực được giao tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố nghiên cứu, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, thời gian qua Ban có nhiều dự án nhóm A, dự án trọng điểm khởi công, hoàn thành như: Khởi công dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; hầm chui nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng; Dự án Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội. Đồng thời hoàn thành dự án hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3; dự án Xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng...
Song song với việc hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách, Ban đang khẩn trương chuẩn bị đầu tư, khởi công các dự án mới. Đặc biệt, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đang tích cực phối hợp, triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Được biết, đây là "đại dự án" với tổng chiều dài 112,8km. Qua tính toán, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng phục vụ dự án là 1.341ha. Trong đó, Hà Nội phải thu hồi khoảng 741ha, Bắc Ninh thu hồi 326ha và Hưng Yên thu hồi 274ha…
Thống nhất quan điểm, với dự án có khối lượng lớn và nhiều đặc thù như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là “trọng điểm của trọng điểm, then chốt của then chốt” và cần phải triển khai trước một bước. Đây chính là “chìa khóa” quyết định cho sự thành công của dự án.
Những trục giao thông giúp Thủ đô "cất cánh". |
Được biết, hiện Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đang tiếp tục làm việc với các cơ quan có liên quan cũng như giải trình cơ quan thẩm định, mục tiêu phê duyệt dự án trong tháng 1/2023 và tiếp tục triển khai các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án vào tháng 6/2023 theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ.
Rõ ràng, sự nghiệp đầu tư xây dựng phát triển đô thị đặc biệt như đô thị Hà Nội là sự nghiệp lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và nguồn lực. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ ra, công cuộc đầu tư chỉnh trang, tái thiết Hà Nội có thể kéo dài song là vấn đề bức thiết. Để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Hà Nội cần căn cứ tình hình thực tiễn để có chương trình hành động tính khả thi về thời gian, nguồn lực và tổ chức thực hiện để tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho Thủ đô.
(Còn nữa…)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41