Bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết: Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp!

(LĐTĐ) Thời điểm cận Tết, lượng người và phương tiện tham gia giao thông có xu hướng tăng mạnh, dự báo tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) có nhiều diễn biến phức tạp. Để người dân đón Tết bình yên, các lực lượng chức năng đã chủ động triển khai nhiều kế hoạch, phương án nhằm bảo đảm TTATGT gắn với phòng, chống dịch Covid-19.
Nỗ lực giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông Công an huyện Ba Vì ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nâng cao ý thức người dân và đảm bảo an toàn giao thông cuối năm

Tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc và tai nạn

Cuối năm, lưu lượng người và hàng hóa dồn về Thủ đô khiến hạ tầng giao thông trở nên quá tải. Tắc đường, kẹt xe trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Theo khảo sát của phóng viên, tại một số tuyến đường hướng tâm vào nội đô, đường vành đai, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra phổ biến.

Cụ thể, trên các tuyến đường hướng tâm như Tôn Ðức Thắng, Lê Văn Lương, La Thành, Tây Sơn, Khâm Thiên, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Phạm Hùng, Trường Chinh, Kim Mã, Giải Phóng... nếu như trước đây, tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ chỉ xảy ra vào giờ cao điểm, thì những ngày này có thể xảy ra tại mọi thời điểm.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết: Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp!
Đường phố Hà Nội càng gần Tết càng có xu hướng đông đúc. Ảnh: Giang Nam

Đường ùn ứ khiến một bộ phận người tham gia giao thông ý thức kém đã thản nhiên vi phạm. Tình trạng điều khiển phương tiện di chuyển ngược chiều tại các điểm ùn tắc cũng liên tục tái diễn. Nhiều cá nhân ra đường nhưng “quên” mũ bảo hiểm còn xuất hiện ngay tại các trục đường nội đô.

Nhìn nhận trên góc độ tổng quan, theo các chuyên gia giao thông, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng ùn tắc giao thông gia tăng, song chủ yếu là do lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh để phục vụ nhu cầu giao thương cuối năm. Thêm vào đó, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, chở hàng cồng kềnh… cũng nở rộ khiến lòng, lề đường bị thu hẹp. Chưa kể, việc thi công một số công trình giao thông cũng góp phần làm ùn tắc gia tăng.

Tết Nguyên đán năm 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh chuyển biến khó lường và ngày càng phức tạp. Đây như một phép thử mới cho không chỉ ngành y tế trong việc chống dịch, mà còn là phép thử cho ngành giao thông khi vừa phải bảo đảm TTATGT, vừa phải bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người dân trong phòng, chống dịch bệnh.

Để có một cái Tết an toàn, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành để bảo đảm an toàn giao thông. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng cần thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch để có một Tết Nguyên đán 2022 an lành.

Đó là tình trạng ùn tắc giao thông, riêng với tai nạn giao thông, chia sẻ tại tọa đàm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông” do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức mới đây, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Trần Hữu Minh cho biết, 11 tháng năm 2021, tai nạn giao thông có xu hướng giảm sâu trên cả 3 tiêu chí. Cụ thể, số vụ giảm 24%, số người chết giảm xấp xỉ 18%, số người bị thương giảm xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, thời điểm Tết đang đến gần, tình hình TTATGT vẫn được đánh giá là có nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự ra quân, phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, ban ngành, đoàn thể. Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Bộ Công an) cho hay, các vụ tai nạn giao thông thời gian qua có giảm sâu nhưng chưa thực sự mang tính bền vững.

Theo Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, bên cạnh những hành vi vi phạm mà người tham gia giao thông thường mắc phải trước đây, ví dụ như đi sai phần đường, làn đường; không chấp hành hiệu lệnh, không chấp hành tín hiệu đèn, vi phạm tốc độ… những hành vi vi phạm như chở quá tải trọng, quá khổ cũng diễn biến phức tạp hơn. Cùng đó, qua thời gian giãn cách, các hoạt động vận tải thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân, nhu cầu sản xuất gia tăng.

Tình trạng tụ tập, đánh võng và đua xe trái phép tiếp tục diễn ra. Thực tế, tại nhiều địa phương đã có tình trạng một số người, nhóm người lợi dụng đường sá thông thoáng, rộng rãi và người dân không được ra đường trong thời gian giãn cách và cơ quan chức năng đã tăng cường lực lượng cho công tác phòng, chống dịch để tụ tập, cổ vũ và đua xe trái phép.

Trước tình hình trên, Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh cho biết, lực lượng cảnh sát giao thông và lực lượng chức năng khác cũng đã huy động và tăng cường rất nhiều biện pháp để nhằm bảo đảm TTATGT, xử lý nghiêm vi phạm. Cụ thể, trong dịp Tết Nguyên đán tới đây, từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/2/2022, lực lượng cảnh sát giao thông triển khai đợt cao điểm trên toàn quốc về bảo đảm TTATGT, trật tự xã hội nhân dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu Xuân năm 2022 trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tập trung lực lượng, phương tiện để tuần tra, kiểm soát và đấu tranh có hiệu quả với tất cả các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hoạt động vận chuyển chất cháy nổ, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng trái phép và kiểm soát phòng, chống tội phạm. Trong khi thực thi nhiệm vụ, lực lượng chức năng cũng sẽ chấp hành nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Xây dựng văn hóa giao thông văn minh

Thực tế, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vào cuộc tích cực của các bộ, ngành, địa phương, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến. Đáng chú ý, để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại cho người dân trong dịp Tết các đơn vị liên quan cũng đã đồng loạt vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo TTATGT.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết: Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp!
Lực lượng chức năng nhắc nhở, tuyên truyền Luật Giao thông. Ảnh: Giang Nam

Các đơn vị quản lý bến xe trên địa bàn là ví dụ. Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, các bến xe, đơn vị vận tải trên địa bàn đã có kế hoạch chuẩn bị phương tiện, bố trí nhân lực để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân và bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, tại Bến xe Nước Ngầm, Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Yên Nghĩa… theo ghi nhận, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bến xe đã tăng cường nhân viên túc trực, yêu cầu 100% hành khách đến bến đeo khẩu trang, khai báo y tế, sát khuẩn tay.

Để đảm bảo an ninh trật tự, vừa qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4609/UBND-NC về phối hợp với lực lượng Công an thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Trong đó có việc tăng cường xử lý, giải tỏa các điểm, tụ điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng, không để phát sinh các điểm ùn tắc mới; khắc phục những bất cập trong tổ chức, phân luồng giao thông, xóa các điểm đen về tai nạn giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, nhất là trong những ngày lễ, Tết.

Tại các bến cũng tổ chức niêm yết rõ giá vé trên bảng điện tử. Công tác chỉnh trang, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sạch sẽ được đẩy mạnh nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của hành khách. Đồng thời, ở các bến xe cũng bố trí phòng cách ly tế, đảm bảo phản ứng nhanh trong trường hợp khẩn cấp tại các bến cũng được chú trọng.

Để đảm bảo an ninh trật tự, vừa qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4609/UBND-NC về phối hợp với lực lượng Công an thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Trong đó có việc tăng cường xử lý, giải tỏa các điểm, tụ điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng, không để phát sinh các điểm ùn tắc mới; khắc phục những bất cập trong tổ chức, phân luồng giao thông, xóa các điểm đen về tai nạn giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, nhất là trong những ngày lễ, Tết.

Về phía đơn vị quản lý, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng triển khai kế hoạch tổ chức phục vụ vận tải khách gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội Xuân Nhâm Dần. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thường xuyên theo dõi, nhắc nhở đội ngũ lái xe thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn, chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ. Đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe, xử lý nghiêm trường hợp lái xe sử dụng rượu bia, chất kích thích khi lái xe.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng yêu cầu thực hiện nghiêm việc kê khai giá, niêm yết giá cước vận tải và bán vé theo đúng quy định; không tùy tiện tăng giá cước, phụ thu giá cước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kiên quyết lập biên bản đối với các đơn vị để lái xe, chủ phương tiện tăng giá vé, phụ thu trái quy định và kịp thời bố trí xe hoạt động thay thế xe vi phạm.

Xoay quanh câu chuyện bảo đảm TTATGT dịp Tết, nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp quan trọng để góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc và giảm đến mức thấp nhất số vụ tai nạn giao thông là cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đường bộ cho người dân.

Người dân cần nâng cao văn hóa chấp hành luật, không dừng, đỗ xe trái quy định; đi lấn làn đường hay không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; không chở hàng hóa cồng kềnh gây mất mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng tới các phương tiện tham gia giao thông khác. Khi phát hiện những bất cập về kết cấu hạ tầng, các sự cố người dân cần thông tin cho lực lượng chức năng kịp thời giải quyết.

Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng trong công tác đảm bảo TTATGT và cùng với việc nâng cao ý thức chấp hành của mỗi người dân khi tham gia giao thông, tình hình tai nạn giao thông và các hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong dịp Tết sẽ được kiềm chế ở mức thấp nhất, tạo điều kiện cho nhân dân được vui Xuân đón Tết trong an lành và hạnh phúc.

Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:

Nêu cao yếu tố thực thi pháp luật

Từ đầu năm đến nay, các vấn đề vi phạm tốc độ trong điều kiện Covid-19 khi giao thông vắng, lái xe có xu hướng tăng tốc độ... Những hành vi trên cũng dẫn tới một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngoài ra, hành vi đua xe phát triển phức tạp, đặc biệt tại khu vực phía Nam khi đường vắng, nhiều thanh niên tụ tập, ngăn đường Quốc lộ để đua xe. Tai nạn giao thông liên quan đến xe máy đối với trẻ em diễn biến phức tạp…

Chúng tôi phân tích ra rằng, những địa phương nào quyết tâm chỉ đạo sát sao, thì địa phương đó có kết quả đảm bảo an toàn giao thông tốt. Nhưng ngược lại, địa phương buông lỏng quản lý thì có nhiều vấn đề xảy ra. Đây là những vấn đề chúng tôi đang tổng kết để sắp tới có những chỉ đạo kịp thời.

-------------------------------------

Ông Tạ Đức Giang, Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội:

Nâng cao ý thức người tham gia giao thông

Văn hóa khi tham gia giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác các quy định pháp luật về giao thông, trong đó có Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động, như vượt đèn đỏ, dừng, đỗ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi liên tục, bật đèn pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

-------------------------------------

Ông Ngô Minh Hoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội:

Lan tỏa ý thức giao thông từ những hạt nhân

Cùng với các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội, thời gian qua Công đoàn ngành cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thi về đảm bảo TTATGT. Phải khẳng định hoạt động này là một trong những nét đặc trưng, là hoạt động thường niên được Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức, góp phần tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động ngành Giao thông Hà Nội.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, cán bộ, người lao động trong và ngoài ngành được trực tiếp nâng cao kiến thức về pháp luật, TTATGT. Từ đó, mỗi công nhân, viên chức, lao động trong ngành Giao thông Vận tải là một tuyên truyền viên tích cực về an toàn giao thông và xây dựng thói quen trong việc thực hiện tốt Luật Giao thông; biết xử lý các tình huống nếu xảy ra va chạm giao thông; lan tỏa kỹ năng, văn hóa giao thông.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương khắc phục bão lũ, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát", Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

Sân chơi văn hóa của đoàn viên Công đoàn Cụm thi đua số 6

(LĐTĐ) Không chỉ nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, về hành trình xây dựng và phảt triển của tổ chức Công đoàn Hà Nội, vòng sơ khảo Hội thi "Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển" do Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức còn là một sân chơi văn hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tới năm 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

(LĐTĐ) Chiều 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Không đùn đẩy, không né tránh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu và phải giải quyết khó khăn của doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước…
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường học quận Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024

Tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường học quận Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn khối trường năm học 2023 - 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Thần tốc dựng và bàn giao nhà tạm cho người dân Làng Nủ

Thần tốc dựng và bàn giao nhà tạm cho người dân Làng Nủ

(LĐTĐ) Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup đã hoàn thành khu nhà tạm cư mới cho người dân Làng Nủ sau 7 ngày thi công, mang lại nơi ở an toàn và ổn định cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tin khác

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

(LĐTĐ) Khoảng 19h ngày 17/9, đoàn tàu điện chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang, quận Hà Đông thì bất ngờ dừng lại. Theo tìm hiểu, tàu không thể tiếp tục khởi hành là do lỗi kỹ thuật, bởi vậy, đoạn từ Phùng Khoang đến Yên Nghĩa tạm đóng để xử lý sự cố.
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Xem thêm
Phiên bản di động