Loại bỏ rác thải nhựa vì tương lai bền vững:

Bắt đầu từ những hành động nhỏ

(LĐTĐ) Ô nhiễm nhựa đang là một trong những vấn nạn môi trường cấp bách. Thực tế cho thấy, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan và nỗ lực tuyên truyền, triển khai phân loại rác từ nguồn thì sự chung tay của cộng đồng để giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường là hết sức cần thiết.
Cùng đẩy lùi rác thải nhựa Nói không với ống hút nhựa Tuổi trẻ Thủ đô chung tay giảm thiểu rác thải nhựa Chung tay vì môi trường trong lành

Vấn đề nan giải

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải nhựa và túi túi ni lông ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt, xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm.

Tính riêng các loại túi ni lông, ước tính bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng 223 túi ni lông/tháng, tương đương 1kg túi ni lông/hộ/tháng. Ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông ra môi trường.

Bắt đầu từ những hành động nhỏ
Thu gom rác thải tại các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Đinh Luyện)

Đáng chú ý, Việt Nam cũng là một trong những nước làm phát sinh ô nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới (khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm). Ông Lưu Anh Đức - Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm đại dương, đặc biệt là rác thải nhựa, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã nỗ lực cùng các cơ quan chức năng của các bộ, ban, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương triển khai các giải pháp nhằm quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Minh chứng dễ thấy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐTTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt ra mục tiêu thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Theo đó, đến năm 2030, hướng tới giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

Bắt đầu từ hành động nhỏ

Theo các chuyên gia về môi trường, để giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa, các ngành chức năng cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó có các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa.

Bắt đầu từ những hành động nhỏ
Rác thải nhựa thường khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường biển, gây tốn kém chi phí thu gom và xử lý. (Ảnh: Đinh Luyện)

Các giải pháp này cũng cần tập trung giải quyết 3 vấn đề: Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa, chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.

Ở câu chuyện giảm rác thải nhựa, việc chống rác thải nhựa không chỉ dừng lại ở sự vào cuộc của các đơn vị mà chính người dân, các đơn vị doanh nghiệp cũng đã dần có những đổi thay tích cực. Hà Nội là ví dụ.

Theo khảo sát của phóng viên tại một số siêu thị như: Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, các siêu thị thuộc hệ thống Vinmart và cửa hàng Vinmart+..., phóng viên đã ghi nhận được nhiều sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, các siêu thị đều chuyển sang sử dụng túi ni lông tự phân hủy để gói hàng cho khách và bán sản phẩm túi, màng bọc thực phẩm, găng tay dùng khi chế biến thực phẩm... làm từ ni lông tự phân hủy.

Tại quầy rau xanh ở các siêu thị Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, Big C Lê Trọng Tấn... một số loại rau cũng được gói bằng lá chuối như Lotte Mart Đống Đa.

Tại nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn, các mô hình hạn chế rác thải nhựa cũng dần đi vào cuộc sống. Chẳng hạn, tại quận Tây Hồ, mô hình “Chi hội phụ nữ sử dụng làn khi đi chợ” tại Hội Liên hiệp phụ nữ phường Xuân La đã lan rộng tới cán bộ, hội viên các chi hội và Hội Liên hiệp phụ nữ các phường khác của quận Tây Hồ. Thông qua mô hình, các chị em phụ nữ trên địa bàn đã hiểu rõ ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường vì sức khỏe cho bản thân và gia đình, từ đó dần thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông trong cuộc sống thường nhật.

Ngoài mô hình ở quận Tây Hồ, được biết, Hà Nội đã và đang xây dựng cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Triển khai các chương trình thí điểm liên quan đến phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy thành các sản phẩm tái sinh an toàn tại các trường tiểu học và mầm non; thí điểm mô hình hỗ trợ xây dựng sân chơi cho trẻ với các thiết bị và nguyên liệu tái chế từ chai nhựa túi ni lông, lốp xe…; vận động các tòa nhà, khu dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ ký cam kết hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy…

Bắt đầu từ những hành động nhỏ
Xu hướng sử dụng các sản phậm thân thiện với môi trường đang dần được người dân hưởng ứng. (Ảnh: Đinh Luyện)

Rõ ràng, để chống rác thải nhựa, bên cạnh chính sách lớn mang tính hành động, cùng xây dựng khung pháp lý liên quan thì rất cần những nỗ lực chung tay từ cộng đồng. Chỉ khi người dân ủng hộ, thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức thì những nguy cơ từ rác thải nhựa mới dần được ngăn chặn và môi trường sống mới trở nên an lành.

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, tháng 9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. Thực hiện Chỉ thị này, các đơn vị có liên quan đang hoàn thiện chế tài quản lý chất thải rắn theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên. Đồng thời, thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý…
Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/11, khu vực Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 19/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15

Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi càn quét đảo Lu-Dông (Philippines), tối qua (17/11), bão MAN-YI đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động