Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 2/10, Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Tọa đàm “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam”, nhằm đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn và Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các đại biểu đến từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, cùng các trí thức, nhà ngoại giao từng sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, đây là Tọa đàm nhằm góp ý kiến xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đầu tiên với chủ đề tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, dù trong quá trình xây dựng Luật đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo tham khảo ý kiến. Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn cũng bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu, đại sứ, nguyên đại sứ, các nhà ngoại giao…

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Theo Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Luật Thủ đô là một đạo luật đặc biệt.

Theo ông Lê Hồng Sơn, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Thực tế cho thấy, qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực: Xây dựng; Quản lý sử dụng đất đai; Cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng, nhất là các chính sách thu hút nguồn lực, thu chi ngân sách để thúc đẩy đầu tư phát triển; Chính sách an sinh xã hội, phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,…

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên là do pháp luật về Thủ đô chưa đầy đủ, kịp thời, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Một số quy định của Luật Thủ đô chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể. Mặt khác, sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực, có nhiều đạo luật chuyên ngành được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 có quy định khác với Luật Thủ đô về cùng một vấn đề hoặc bãi bỏ quy định của Luật Thủ đô. Việc chưa có quy định về áp dụng Luật Thủ đô đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc thi hành…

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Toàn cảnh Tọa đàm

Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) là một đạo luật đặc biệt, có nhiều cơ chế đặc thù, đột phá, có phạm vi tác động rộng, khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành, tác động đến thẩm quyền của nhiều cơ quan Trung ương; một số vấn đề mới, đột phá có nội dung phức tạp, khó về kỹ thuật lập pháp. Chính vì vậy, việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhiều ý kiến khác nhau cả về quan điểm và việc đưa thành những điều luật cụ thể.

“Không phải giao quyền cho Thủ đô để Thủ đô được hưởng lợi gì cả, mà để Thủ đô hoàn thành sứ mệnh, chức năng là Thủ đô của của nước. Trong Luật không chỉ có cơ chế thuận lợi cho Hà Nội mà cũng giao cho Hà Nội trách nhiệm rất nặng nề, Luật cũng có rất nhiều chế tài yêu cầu Thủ đô phải thực hiện”, ông Sơn nói, đồng thời nêu rõ, lần này Luật Thủ đô sửa đổi toàn diện, nhằm chọn ra cơ chế vượt trội, khác biệt, nhưng chính sách phải thật sự phù hợp, khả thi để Thủ đô giải quyết được các vấn đề đang bức xúc hiện nay.

Tại Tọa đàm, bà Nguyễn Quỳnh Liên - Trưởng ban Dân chủ, Pháp luật (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã tham luận về phân quyền, phân cấp cho chính quyền Thủ đô và các cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước của chính quyền Thủ đô - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo.

Đồng thời, bà Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội tham luận về chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo.

Cũng tại Tọa đàm, ông Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink chia sẻ các chính sách giải pháp thu hút nguồn lực phát triển Thủ đô, đặc biệt là thu hút nhà đầu tư chiến lược; ông Nguyễn Đăng Quang - Ủy viên Ban Thường vụ Hội đồng Quỹ chia sẻ về định vị Thủ đô trong chiến lược phát triển quốc gia - kinh nghiệm của Indonesia. Đồng thời, nhiều đại sứ, nguyên đại sứ đã phát biểu, thảo luận, chia sẻ về các mô hình, hoạt động quản trị, cơ chế, chính sách… tại các quốc gia khác quy định cho Thủ đô.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cảm ơn sự góp ý quý báu của các vị đại biểu và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp từ các đại sứ, nguyên đại sứ, các thành viên của Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam cho dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc bộ phim "Hoa sữa về trong gió", bắt đầu từ hôm nay (25/11), bộ phim "Không thời gian" sẽ được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam).
Giáo viên từ  tỉnh xa về Hà Nội "tầm sư học đạo" về "Hạnh phúc trong giáo dục"

Giáo viên từ tỉnh xa về Hà Nội "tầm sư học đạo" về "Hạnh phúc trong giáo dục"

(LĐTĐ) Hội thảo "Hạnh phúc trong giáo dục 2024" thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người làm trong ngành giáo dục. "Tôi đã thu nhận được những kỹ năng và phương pháp thực sự hữu ích, như cách giao tiếp với học sinh làm sao để khơi dậy năng lực tư duy của các em", cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, giáo viên trường Marie Curie Hà Nội, hào hứng cho biết ngay sau khi tham gia các chia sẻ chuyên đề tại hội thảo.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm

Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Sáng 25/11, xảy ra vụ cháy tại tầng 3, quán bar Titan (39 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thông tin ban đầu, khu vực xảy ra cháy là nhà hàng kinh doanh ăn uống. Ngọn lửa lan nhanh cùng với các vật liệu dễ cháy, khói bốc cao, khiến nhiều người hoảng sợ.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

(LĐTĐ) Hôm nay (25/11/2024), giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh, dầu WTI tăng 5,5%, dầu Brent tăng 5,8%. Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh kỳ tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

(LĐTĐ) Hôm nay 25/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động